Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/3: Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

Chỉ số US Dollar Index trong sáng ngày 15/3 giảm 0,03%, đạt mức 99,09. Sự sụt giảm này được nhận định là không đáng kể trong bối cảnh cuộc họp của Fed sắp diễn ra.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/3: Đồng USD quay đầu giảm nhẹ

Đầu phiên giao dịch ngày hôm nay (15/3) (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,03%, đạt mức 99,09.

Đồng USD đã khởi động đầu tuần mới với phiên giảm giá nhưng vẫn neo ở mức gần cao nhất trong 21 tháng, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang mong đợi kết quả từ các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, đồng thời cũng đang “án binh bất động” trước thềm cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày mai 16/3.

Shaun Osborne, chiến lược gia tiền tệ trưởng tại Ngân hàng Scotia, cho biết: “Chúng tôi mong muốn đồng bạc xanh sẽ được hỗ trợ tốt hơn trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng và Fed ngày càng trở nên diều hâu”. 

Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp diễn ra vào ngày mai, tại đây, các nhà đầu tư định giá 99% khả năng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản. Chủ tịch Fed Jerome Powell tuần trước cho biết Fed sẽ thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất trong năm nay với nỗ lực giải quyết tình trạng lạm phát đang ngày càng gia tăng.

Đồng USD đạt mức cao nhất trong 5 năm so với đồng yên Nhật, tăng 0,56% so với đồng yên ở mức 117,94. Trong khi đó, đồng bảng Anh tăng 0,12% so với đồng bạc xanh khi Ngân hàng Trung ương Anh được kỳ vọng sẽ nâng lãi suất lên 0,75% vào ngày 17-3 tới, lần tăng thứ ba liên tiếp nhằm khắc phục đà lạm phát tăng mạnh do căng thẳng Nga – Ukraine.

Đồng AUD giảm 0,6% do giá hàng hóa giảm, trong khi đồng NZD giảm 0,2%; đồng rúp Nga tăng giá trong phiên giao dịch buổi chiều vừa qua, khi Ukraine cho biết họ đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Nga về lệnh ngừng bắn.

Đồng bảng Anh tăng so với đồng USD sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng, do hy vọng tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine sẽ giúp thị trường giảm nhu cầu đối với đồng USD và các tài sản trú ẩn an toàn khác.

Tỷ giá ngoại tệ trong nước

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 14-3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.178 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra giữ nguyên ở mức: 22.550 đồng - 23.050 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 22.750 đồng - 23.030 đồng

VietinBank: 22.675 đồng - 23.115 đồng

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng trở lại ở mức: 24.562 đồng – 26.082 đồng.

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 24.567 đồng - 25.685 đồng

VietinBank: 24.305 đồng - 25.595 đồng

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...