Tỷ giá ngoại tệ ngày 8/3: Đồng USD và Euro đồng loạt tăng mạnh

Đầu phiên giao dịch ngày 8-3 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tiếp đà tăng mạnh 0,59%, đạt mức 99,24.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 8/3: Đồng USD và Euro đồng loạt tăng mạnh

Tỷ giá USD thế giới tăng

USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,59% lên 99,257 ghi nhận lúc 06h20 (giờ Việt Nam).

Tỷ giá euro so với USD tăng 0,02% lên 1,0854. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,03% lên 1,3106.

Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,02% lên 115,31.

Theo Reuters, tỷ giá USD tiếp tuc tăng nhờ được hỗ trợ bởi xu hướng đầu tư an toàn khi các nhà đầu tư cân nhắc tác động lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bối cảnh giá dầu đạt mức cao nhất trong 14 năm do Mỹ và các đồng minh châu Âu xem xét cấm nhập khẩu dầu thô của Nga.

Edward Moya, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Oanda, nhận định xung đột Nga - Ukraine đang tiếp tục dẫn đến sự leo thang giá một số mặt hàng, điều này đang đe dọa triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Cụ thể, dầu Brent tăng 4,1% lên mức 122,97 USD/thùng khi lệnh cấm nhập khẩu dầu của Mỹ và châu Âu đang được xem xét, trong khi ít có khả năng dầu thô Iran sẽ đáp ứng nhanh chóng các thị trường toàn cầu.

Theo ông Moya, ngày càng xuất hiện nhiều sự bất ổn có thể sẽ giữ cho đồng bạc xanh tăng giá, đặc biệt khi nền kinh tế Mỹ vẫn có vị thế tốt trong ngắn hạn vì không phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga như ở châu Âu.

Xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của quốc tế đối với Moscow đã khiến đồng rouble của Nga lao dốc, trong khi giá các mặt hàng xuất khẩu của nước này như kim loại quý, dầu và khí đốt đã tăng vọt vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang phải đối phó với áp lực lạm phát.

Châu Âu là khu vực dễ bị tổn thương nhất vì nhập khẩu tới 40% lượng khí đốt tự nhiên từ Nga. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, chỉ số biến động đồng euro so với USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Đồng euro lao dốc do lo ngại rằng giá năng lượng cao hơn sẽ châm ngòi cho lạm phát và ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Âu khi khu vực này đang cố gắng phục hồi sau đại dịch.

Ông Joe Manimbo, cho biết đồng euro có thể tiếp tục giảm giá trước khi cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) diễn ra vào thứ Năm (10/3). Trong khi đó, các nhà kinh tế dự đoán ECB sẽ phải đợi đến những tháng cuối năm để tăng lãi suất.

Goldman Sachs lưu ý động thái tăng giá dầu kéo dài sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế trong khu vực đồng euro tới 0,6% và 0,3% ở Mỹ. Tuy nhiên một kịch bản bất lợi hơn có thể xảy ra nếu các chuyến hàng vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine bị cắt giảm có thể khiến GDP của châu Âu giảm tới 1%.

Tỷ giá ngoại tệ trong nước

Trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng mạnh ở mức: 23.159 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra giữ nguyên ở mức: 22.550 đồng - 23.050 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 22.710 đồng - 22.990 đồng.

VietinBank: 22.625 đồng - 23.065 đồng.

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tiếp tục giảm ở mức: 24.432 đồng – 25.943 đồng.

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Vietcombank: 24.439 đồng - 25.551 đồng.

VietinBank: 23.962 đồng - 25.252 đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…