TP.HCM: Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có bước tăng trưởng

Mặc dù, TP.HCM vẫn còn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhiều tác động tiêu cực khác, song một số lĩnh vực kinh tế của thành phố vẫn có nhiều khởi sắc. Điển hình là bước tăng trưởng đáng kể của ngành hàng bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng.
TP.HCM: Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có bước tăng trưởng

Theo báo cáo của UBND TP.HCM tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2022, một số lĩnh vực kinh tế của thành phố đạt được nhiều khởi sắc. Cụ thể, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng có bước tăng trưởng, ước đạt khoảng hơn 89.000 tỷ đồng, cao hơn 0,4% so với tháng trước và tăng 0,9% so cùng kỳ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố trong 2 tháng đầu năm ước đạt 7,38 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Hoạt động của doanh nghiệp có bước phục hồi, có 588 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 62,94% so với tháng trước, giảm 15,52% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn vẫn đang được kiểm soát tốt, nhưng sự xuất hiện của biến chủng mới (Omicron); cùng với đó, giá cả xăng dầu, hàng hóa, nhiên nguyên vật liệu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang có xu hướng tăng lên… gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 2 và dự báo trong suốt Quý I/2022, dẫn đến một số chỉ tiêu giảm tăng trưởng.

Trong đó, tổng doanh thu du lịch tháng 2 ước đạt hơn 3.200 tỷ đồng, giảm 51,34% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2 ước giảm 2,4% so với tháng trước nhưng tính chung 2 tháng đầu năm tăng 2,1% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất trong Khu Công nghệ cao trong tháng ước đạt 1,571 tỷ USD, giảm 6,3% so với cùng kỳ, giá trị xuất khẩu đạt 1,418 tỷ USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ và giá trị nhập khẩu đạt 1,333 tỷ USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ…

Tại buổi báo cáo, ông Đặng Quốc Toàn, Chánh Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 3/2022 của thành phố tập trung giám sát, kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn. Đồng thời, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nhất là trong khu vực trường học và mở đợt cao điểm chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ cao đến 31/3/2022.

Cùng với đó chuẩn bị sẵn sàng cho việc tổ chức tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo theo quy định; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động phòng, chống dịch và trong công tác quản lý trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tập trung triển khai các nội dung của Đề án Losgistic (thủ tục thành lập các Trung tâm Logistic, số hóa, hỗ trợ doanh nghiệp logistic), tập trung xây dựng, triển khai kế hoạch du lịch để sẵn sàng mở cửa du lịch từ ngày 15/3/2022. Giám sát và kịp thời xử lý các vướng mắc, tình huống phát sinh; kiểm soát tốt nguồn hàng hóa, giá cả để ổn định hoạt động sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...