UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 24. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật đồng chí Phan Thị Mỹ Thanh

Cụ thể, thông cáo báo chí kỳ họp thứ 24 của UBKT Trung ương cho biết nội dung kỳ có họp có nội dung xem xét, thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, và ông Đinh Quốc Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại Kỳ họp 23 của UBKT Trung ương.

UBKT Trung ương nhận thấy, việc kiểm điểm và đề nghị thi hành kỷ luật được thực hiện đúng trình tự, thủ tục và chấp hành nghiêm túc kế hoạch của UBKT Trung ương.

Tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cá nhân có vi phạm, khuyết điểm cho rằng kết luận của UBKT Trung ương là chính xác, khách quan; coi đây là bài học sâu sắc để xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; sau khi cân nhắc nhiều mặt, UBKT Trung ương kết luận những vi phạm, khuyết điểm của bà Phan Thị Mỹ Thanh là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí.

Do đó, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh.

Cũng theo UBKT Trung ương, ông Đinh Quốc Thái đã kiểm điểm nghiêm túc, cầu thị, thẳng thắn, nhận rõ trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm và tự giác nhận hình thức kỷ luật.

Do đó, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Đinh Quốc Thái.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.