UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo xử lý nhà máy nước không phép của Công ty Bình An

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản chỉ đạo UBND TX.La Gi xử lý dứt điểm nhà máy nước không phép của Công ty CP Đầu tư nước Bình An.
UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo xử lý nhà máy nước không phép của Công ty Bình An

Liên quan đến việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng của nhà máy nước Bình An do Công ty CP Đầu tư nước Bình An (Công ty Bình An) làm chủ đầu tư, ngày 19/1/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo UBND TX.La Gi căn cứ quy định của pháp luật về vi phạm hành chính để thực hiện đúng quy định.

Đồng thời, giao UBND TX.La Gi có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý, kịp thời xử lý các hoạt động sai phạm trong lĩnh vực cấp nước trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Trường hợp vượt thẩm quyền thì có báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) xem xét, chỉ đạo thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo UBND TX.La Gi xử lý dứt điểm nhà máy nước xây dựng không phép của Công ty CP Đầu tư nước Bình An
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo UBND TX.La Gi xử lý dứt điểm nhà máy nước xây dựng không phép của Công ty CP Đầu tư nước Bình An

Trước đó, như Thương gia đã phản ánh trong bài viết “Bình Thuận: Xử lý nhà máy nước xây “chui” của Công ty nước Bình An”, ngày 20/5/2020, UBND TX.La Gi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty nước Bình An với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình nhà máy xử lý nước, cấp nước sinh hoạt không có giấy phép xây dựng đối với diện tích 509,04m2.

Với hành vi vi phạm này, UBND TX.La Gi xử phạt Công ty nước Bình An số tiền 50 triệu đồng. Đồng thời, buộc Công ty nước Bình An phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng theo quy định, hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, đã hết thời hạn 60 ngày, Công ty nước Bình An vẫn chưa xuất trình được giấy phép xây dựng. Cho nên, ngày 30/10/2020, UBND TX.La Gi đã ra thông báo về việc thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng trái phép đối với nhà máy nước Bình An của Công ty nước Bình An.

Công trình nhà máy nước xây dựng không phép của Công ty CP Đầu tư nước Bình An tồn tại trong khuôn viên Công ty CP Cấp thoát nước Bình Thuận
Công trình nhà máy nước xây dựng không phép của Công ty CP Đầu tư nước Bình An tồn tại trong khuôn viên Công ty CP Cấp thoát nước Bình Thuận

Điều đáng nói ở đây, nhà máy nước Bình An được xây dựng trái phép của Công ty nước Bình An lại nằm trong khuôn viên của Công ty CP Cấp thoát nước Bình Thuận (Cấp thoát nước Bình Thuận) và đã đi vào hoạt động với công suất 5.000m3/ngày, đêm và được Cấp thoát nước Bình Thuận mua lại.

Quay lại vấn đề, vì sao cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận kiên quyết xử lý nhà máy nước không phép của Công ty Bình An đã hoạt động với công suất 5.000m3/ngày, đêm. Trong văn bản 242/UBND-ĐTQH giải quyết tình hình cấp thoát nước trên địa bàn TX.La Gi nêu rõ: Chi nhánh cấp nước La Gi (nhà máy nước La Gi) công suất thiết kế là 5.000m3/ngày, đêm với hiện trạng khai thác là 5.500 m3/ngày, đêm và hệ thống cấp nước do Công ty CP địa ốc V.S.G quản lý với công suất thiết kế 15.000 m3/ngày, đêm (dự kiến nâng công suất 25.000 m3/ngày, đêm) cơ bản đáp ứng nhu cầu sử nước trên địa bàn TX.La Gi.

Do đó, với công suất khai thác thực tế là 5.500 m3/ngày, đêm của Chi nhánh cấp nước La Gi (nhà máy nước La Gi), phần còn lại, Công ty CP Cấp thoát nước Bình Thuận thực hiện theo đúng Hợp đồng số 06/HĐ-CTN-V.S.G ngày 15/01/2018 về cung cấp và tiêu thụ nước sạch nhà máy nước BOO Tân Tiến đã được ký kết giữa Công ty CP Cấp thoát nước Bình Thuận và Công ty CP Địa ốc V.S.G.

Đồng thời, thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4054/UBND-ĐTQH ngày 13/10/2017 về việc giải quyết các kiến nghị của Công ty CP Địa ốc V.S.G đối với hoạt động của Nhà máy nước Tân Tiến để đảm bảo việc cấp nước sinh hoạt cho TX.La Gi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...