“Điểm mặt” các dự án chưa thực hiện đúng luật phòng chống rửa tiền

Theo Sở Xây dựng Bình Thuận, nhiều chủ đầu tư và đơn vị môi giới, phân phối sản phẩm bất động sản chưa thực hiện các quy định luật phòng chống rửa tiền.
“Điểm mặt” các dự án chưa thực hiện đúng luật phòng chống rửa tiền

Theo đó, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vừa có kết luận thanh tra về việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh Bất động sản, phòng chống rửa tiền đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh.

Qua quá trình kiểm tra hồ sơ, Sở Xây dựng xác định tại 6 dự án trên địa bàn, chủ đầu tư thực hiện ký kết hợp đồng quản lý, môi giới, phân phối sản phẩm bất động sản với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản và sàn giao dịch bất động sản nhưng chưa thực hiện công tác phòng chống rửa tiền theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013, Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 11/11/2014.

Cụ thể các dự án Khu Trung tâm Thương mại Dịch vụ và Dân cư Tân Việt Phátdự án dự án Khu Thương mại Dịch vụ và Dân cư Tân Việt Phát 2, do Công ty CP Tân Việt Phát làm chủ đầu tư và Công ty TNHH Bất động sản Danh Khôi là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới, phân phối sản phẩm bất động sản

Dự án Lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị P.Đức Long, TP.Thiết, do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư, Công ty CP Tư vấn Đầu tư Đất Biển Vàng là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản.

Sở Xây dựng Bình Thuận xác định chủ đầu tư các dự án thực hiện ký kết hợp đồng quản lý, môi giới, phân phối sản phẩm bất động sản với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý, môi giới và sàn giao dịch bất động sản nhưng chưa thực hiện luật phòng chống rửa tiền
Sở Xây dựng Bình Thuận xác định chủ đầu tư các dự án thực hiện ký kết hợp đồng quản lý, môi giới, phân phối sản phẩm bất động sản với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý, môi giới và sàn giao dịch bất động sản nhưng chưa thực hiện luật phòng chống rửa tiền

Dự án Nhà ở Thương mại Aloha Beach Village, do Công ty CP Đầu tư - Thương mại - Dịch vụ Việt Úc làm chủ đầu tư, Công ty CP Địa ốc Thắng Lợi là đơn vị kinh doanh dịch vụ môi giới, phân phối sản phẩm bất động sản.

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham Mũi Né, do Công ty CP Đầu tư IDJ Việt Nam làm chủ đầu tư, Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Bất động sản Cland và Công ty CP Bất động sản Khải Hoàn Land là đơn vị môi giới, phân phối.

Do đó, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận yêu cầu các chủ đầu tư và doanh nghiệp môi giới phân phối sản phẩm bất động sản trên cần thực hiện các quy định về phòng chống rửa tiền theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền 2012, Nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013, Thông tư số 35/2013/TT- NHNN ngày 11/11/2014,

Cụ thể, các công ty phải ban hành và thực hiện quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; rà soát cập nhật quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố (nếu đã ban hành).

Sau đó, gửi quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố (ban hành mới hoặc bản cập nhật) của công ty về Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng Sở Xây dựng để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát.

Các công ty cần thực hiện các quy định về nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng, rà soát các giao dịch, khách hàng, áp dụng biện pháp tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao, phân công cán bộ thực hiện phòng, chống rửa tiền...

Không những vi phạm luật phòng chống rửa tiền, các dự án này còn chưa thực hiện thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng
Không những vi phạm luật phòng chống rửa tiền, các dự án này còn chưa thực hiện thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng

Đồng thời, lập và gửi báo cáo các giao dịch đáng ngờ, báo cáo các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn (từ 300 triệu đồng trở lên) về Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng Sở Xây dựng theo đúng các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền.

Bên cạnh đó, thực hiện đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố tại chính tổ chức mình về các giao dịch bất động sản. Kết quả đánh giá rủi ro gửi về Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng và Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng Sở Xây dựng để thống kê, theo dõi phục vụ công tác thanh tra, giám sát.

Ngoài ra, Sở Xây dựng yêu cầu các công ty trên liên hệ với Cục Phòng, chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có thông tin và hướng dẫn về các danh sách đen, danh sách cảnh báo, danh sách cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEPs) theo quy định của pháp luật.

Truy cập cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tải xuống các báo cáo để có thông tin kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố nói chung và kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố trong lĩnh vực bất động sản để có các văn bản, thông tin hướng dẫn việc tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và báo cáo tóm tắt kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…