UOB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7% trong năm 2025, tỷ giá vượt qua ngưỡng 26.000 VND/USD

Với những bất lợi bên ngoài khó có thể biến mất trong thời gian ngắn, VND có khả năng sẽ tiếp tục giảm so với USD...

UOB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7% trong năm 2025, tỷ giá vượt qua ngưỡng 26.000 VND/USD

Như Thương gia đã đưa thông tin từ Tổng cục Thống kê, Việt Nam kết thúc năm 2024 rất thành công với tăng trưởng GDP thực tế tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước trong quý 4 năm 2024, từ mức 7,43% đã điều chỉnh trong quý 3 năm 2024. Con số này cao hơn nhiều so với mức dự báo chung của thị trường là 6,7% và dự báo của UOB là 5,2%.

Động lực tăng trưởng được khẳng định rõ khi GDP toàn phần của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng trong 3 quý liên tiếp kể từ lần phục hồi vào quý 3 năm 2022 từ vùng đáy của giai đoạn hậu Covid-19.

Theo đánh giá của các chuyên gia UOB, khi phân tích chi tiết, các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ là động lực chính kể từ khi xu hướng tăng trưởng bắt đầu tăng tốc vào giữa năm 2023 và đóng góp lần lượt 35% và 48% trong mức tăng trưởng 7,55% của quý 4 năm 2024.

Đồng thời, hoạt động ngoại thương tăng tốc là lý do chính cho tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam. Cụ thể, xuất khẩu đã tăng trong 10 tháng qua, tháng 12 đạt mức tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng cả năm là 14%, đối lập với mức giảm 4,6% vào năm 2023.

Nhập khẩu tăng 16,1% vào năm 2024 với thặng dư thương mại khoảng 23,9 tỷ USD, lớn thứ hai sau mức cao kỷ lục 28,4 tỷ USD vào năm 2023. Đây là năm thứ chín liên tiếp Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại hàng năm, điều này sẽ hữu ích trong việc neo giữ tỷ giá cho đồng VND.

Bước sang năm 2025, Quốc hội đã đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-7,0%, trong khi Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây đã kêu gọi đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% với sự hỗ trợ từ việc giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút thêm đầu tư.

Theo UOB, dựa cách tiếp cận tập trung vào kỷ luật tài chính và cách đầu tư công đã được giải ngân cho đến nay, mục tiêu 8% có vẻ khá tham vọng nhưng vẫn có những dư địa để đạt được.

Cũng từ từ động lực mạnh mẽ được tiếp nối từ năm 2024 kết hợp với việc xem xét những rủi ro và tác động ngược từ các cuộc xung đột thương mại sắp tới từ chính quyền mới của Hoa Kỳ, UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2025 lên 7,0%.

"Chúng tôi kỳ vọng về những chuyển biến tích cực từ các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào các hoạt động, đặc biệt là trong nửa đầu năm", chuyên gia của UOB nhấn mạnh.

screen-shot-2025-01-09-at-115027.png
Tăng trưởng GDP Việt Nam theo quý

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cũng đưa ra lưu ý, sự không chắc chắn về triển vọng thương mại sẽ là rủi ro lớn đối với Việt Nam trong nửa cuối năm, với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào xuất khẩu, đã tăng lên mức cao kỷ lục là hơn 400 tỷ USD vào năm 2024, gần bằng quy mô GDP danh nghĩa của Việt Nam là 450 tỷ USD.

Với lạm phát chung và lạm phát cơ bản vẫn ở mức dưới mục tiêu chính thức là 4,5% trong năm 2024, đặc biệt là vào cuối năm, điều này đã mở ra khả năng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới lỏng lập trường chính sách của mình.

Tuy nhiên, tỷ giá hiện là một vấn đề cần cân nhắc khác đối với Ngân hàng Nhà nước và nhiều khả năng cơ quan này sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách để chống lại áp lực mất giá đối với đồng nội tệ.

Với sự không chắc chắn trong tương lai về chu kỳ điều chỉnh lãi suất chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và căng thẳng địa chính trị/thương mại sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Trump nhậm chức, UOB kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách của mình trong thời điểm hiện tại, với lãi suất tái cấp vốn được giữ ở mức 4,50%.

Bên cạnh đó, VND đã suy yếu so với USD cùng với các loại tiền tệ châu Á khác, kể từ cuối quý 3 năm 2024 trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đang diễn ra căng thẳng. Thật vậy, VND đã kết thúc năm 2024 ở mức thấp kỷ lục là 25.485/USD, giảm 5% trong cả năm và là mức giảm năm thứ ba liên tiếp.

UOB cho rằng, triển vọng đồng USD sẽ mạnh hơn nữa trong nửa đầu năm 2025, sau sự trở lại của Donald Trump với vị trí là Tổng thống Hoa Kỳ và rất nhiều bất ổn về chính sách mà ông sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ thứ hai của mình kể từ ngày 20/1. VND vẫn dễ bị tổn thương trước các yếu tố bên ngoài như chính sách lãi suất của Fed.

Thị trường đã điều chỉnh lại dự báo với ít đợt cắt giảm lãi suất của Fed hơn trong nhiệm kỳ Trump 2.0, có nghĩa là sức mạnh của đồng USD sẽ tiếp tục được hỗ trợ. VND có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Trump và xu hướng của đồng Nhân dân tệ (CNY).

"Với những bất lợi bên ngoài khó có thể biến mất trong thời gian ngắn, VND có khả năng sẽ tiếp tục giảm so với USD. Nhìn chung, chúng tôi dự báo tỷ giá USD/VND ở mức 25.800 đồng trong quý 1/2025; 26.000 đồng trong quý 2/2025; 26.200 đồng trong quý 3/2025 và 26.000 đồng trong quý 4/2025", báo cáo của UOB dự báo.

Xem thêm

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...