2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

tang-truong-20240311104021.jpg

Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu Thị trường tại Công ty Cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital vừa đưa ra bài phân tích 'Hướng đến năm 2025" với dự báo năm 2025 sẽ là giai đoạn thử thách đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam.

XUẤT KHẨU KHÓ DUY TRÌ ĐÀ TĂNG TRƯỞNG CAO

Ông Michael Kokalari cho biết, nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang Mỹ, nhưng sự tăng trưởng này được dự báo sẽ chậm lại, buộc Chính phủ phải triển khai các biện pháp quyết liệt để đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Trong năm 2024, tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ sang Mỹ, đặc biệt ở lĩnh vực điện tử và công nghệ cao, đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2025 có thể chứng kiến sự giảm tốc do kinh tế Mỹ hạ nhiệt và các chu kỳ tái dự trữ hàng hóa suy yếu.

aa.png
Nguồn: VinaCapital

Mặc dù xuất khẩu khó duy trì đà tăng trưởng cao, dòng vốn FDI ổn định sẽ tiếp tục hỗ trợ sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam. Các nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ đảm bảo sản lượng không suy giảm, nhưng áp lực lớn hơn đang đặt lên vai tiêu dùng nội địa để giữ vững mục tiêu GDP tăng trưởng từ 6,5-7%.

Sự phục hồi của tiêu dùng nội địa sẽ là một điểm sáng tiềm năng trong bối cảnh xuất khẩu giảm tốc. Tiêu dùng, vốn đóng góp hơn 60% GDP, đã chịu ảnh hưởng tiêu cực trong những năm qua.

Chính phủ kỳ vọng, các sáng kiến như tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và cải thiện thị trường bất động sản sẽ khơi dậy niềm tin tiêu dùng.

Tuy nhiên, những thách thức lớn vẫn còn đó. Tăng trưởng sản xuất dự kiến giảm từ 10% trong năm 2024 xuống 6% vào năm 2025, trong khi tăng trưởng khách du lịch quốc tế, vốn đã đạt 40% năm nay, sẽ giảm còn khoảng 15%. Những yếu tố này sẽ làm giảm tổng thể GDP, đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ để bù đắp.

Chính phủ dự kiến tăng mạnh chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, với các dự án trọng điểm như 1.000 km đường cao tốc, giai đoạn đầu sân bay Long Thành, mở rộng sân bay lớn tại Hà Nội và TP. HCM. Dù vậy, việc tăng chi tiêu khoảng 5 tỷ USD, tương đương 1% GDP, có thể vẫn chưa đủ để đối phó với sự suy giảm ở các lĩnh vực khác.

CƠ HỘI LỚN CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy biến động. VN-Index đã tăng hơn 12% trong năm 2024, bất chấp áp lực bán ròng từ khối ngoại và sự mất giá của đồng VND. Với mức định giá hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận dự báo đạt 17%, thị trường không cần cú hích quá lớn để tiếp tục tăng trưởng.

Tuy nhiên, những lo ngại về tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, áp lực tỷ giá USD-VND và tác động từ chính sách thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump sẽ tạo áp lực lớn trong nửa đầu năm 2025.

d.png
Nguồn: VinaCapital

Triển vọng cuối năm 2025 lại tích cực hơn. Nếu Chính phủ thực hiện thành công các biện pháp mạnh mẽ, tăng trưởng GDP có thể tăng tốc, áp lực tỷ giá giảm, và niềm tin vào nền kinh tế được củng cố. Điều này sẽ tạo cơ sở để thị trường chứng khoán duy trì đà phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trải qua những biến động khó lường, Việt Nam đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tăng trưởng GDP thông qua các biện pháp ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, Chính phủ có thể tăng cường chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng, tận dụng lợi thế tài chính vững mạnh với nợ công dưới 40% GDP.

Các biện pháp dài hạn cũng đang được triển khai để nâng cao sức cạnh tranh và cải thiện nền tảng kinh tế của đất nước. Những cải cách cơ cấu, dự kiến có hiệu lực trong năm tới, không chỉ giúp "giải nhiệt" thị trường bất động sản mà còn nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu.

Một kế hoạch sáp nhập 5 Bộ cùng nhiều cơ quan nhà nước khác đã được công bố, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, các sáng kiến lớn như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam hứa hẹn tạo ra bước đột phá về hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên, những tác động từ các dự án này sẽ chưa kịp phản ánh trong tăng trưởng GDP năm 2025. Việt Nam vẫn đang tiến hành những bước đi chiến lược để khai thác tiềm năng lớn trong các lĩnh vực mũi nhọn như bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ định hình vị thế kinh tế trong tương lai.

Mặc dù rủi ro vẫn tồn tại, Việt Nam duy trì lợi thế trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất. FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đáng kể, nhưng đồng thời cũng đặt ra thách thức về vấn đề trung chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, nghiên cứu từ Đại học Harvard cho thấy, chỉ 2% xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là hàng trung chuyển từ Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với các nước khác. Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ với Mỹ để giải quyết vấn đề này.

Dù đối mặt với những rủi ro lớn từ các yếu tố bên ngoài, triển vọng dài hạn của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn rất tích cực. Sự gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sự mở rộng của tầng lớp trung lưu, và quá trình công nghiệp hóa liên tục sẽ là động lực chính giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5% trong năm tới. Năm 2025, dù có thể bắt đầu với nhiều biến động, vẫn hứa hẹn mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư dài hạn nhờ nền tảng kinh tế vững chắc và sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Soi phí các công ty chứng khoán sau khi bị tăng thuế VAT

Soi phí các công ty chứng khoán sau khi bị tăng thuế VAT

Từ ngày 1/7, hàng loạt công ty chứng khoán điều chỉnh tăng phí dịch vụ do nhiều loại hình giao dịch bắt đầu chịu thuế giá trị gia tăng 10% theo quy định mới, khiến nhà đầu tư đối mặt với chi phí cao hơn khi tham gia thị trường...

Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh lịch sử

Chứng khoán Mỹ vượt đỉnh lịch sử

S&P 500 và Nasdaq thiết lập mức đóng cửa cao nhất mọi thời đại và đánh dấu quý tăng trưởng mạnh nhất trong hơn một năm nhờ sự lạc quan về các thỏa thuận thương mại và kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất…

Ông chủ Masan trở lại đường đua tỷ phú USD

Ông chủ Masan trở lại đường đua tỷ phú USD

Sau cú tăng tốc ấn tượng của cổ phiếu MSN, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chính thức trở lại danh sách tỷ phú USD của Forbes với tài sản ước tính 1,1 tỷ USD, đánh dấu màn tái xuất ngoạn mục sau nhiều lần "ra vào" bảng xếp hạng...

Phố Wall khởi sắc nhưng Nasdaq và S&P 500 vẫn “lỡ hẹn” với mốc kỷ lục

Phố Wall khởi sắc nhưng Nasdaq và S&P 500 vẫn “lỡ hẹn” với mốc kỷ lục

Chứng khoán Mỹ khép phiên trong sắc xanh, với hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran tiếp tục được duy trì và hàng loạt dữ liệu kinh tế củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất trong năm nay…