VACOD – HBA – Tạp chí Thương gia – VNABC phối hợp chặt chẽ trong triển khai cuộc vận động “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam”

Phát huy tinh thần trách nhiệm, trong không khí cởi mở, thảo luận sôi nổi cuộc họp đã tập trung phân tích các nội dung của bộ tiêu chí, cách thức triển khai cuộc vận động “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam”…

VACOD – HBA – Tạp chí Thương gia – VNABC phối hợp chặt chẽ trong triển khai cuộc vận động “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam"
VACOD – HBA – Tạp chí Thương gia – VNABC phối hợp chặt chẽ trong triển khai cuộc vận động “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam"

Để triển khai công tác phối hợp giữa VACOD-HBA-VNABC đã được Chủ tịch VACOD-HBA, TS Nguyễn Hồng Sơn và ông Hồ Anh Tuấn, Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam thông qua, ngày 01/8/2024 tại trụ sở Văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hà Nội – HBA, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Ngọc Luân, Bí thư Đảng ủy, Chánh văn vòng VACOD-HBA đã diễn ra cuộc họp giữa Văn phòng hai Hiệp hội VACOD - HBA, Tạp chí Thương Gia với Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) về công tác phối hợp triển khai cuộc vận động “Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam”.

Tham dự cuộc họp về phía Văn phòng Hiệp hội VACOD - HBA có ông Nguyễn Ngọc Luân, Chánh Văn phòng VACOD - HBA; Đại diện lãnh đạo Tạp chí Thương gia; Về phía Hiệp hội VNABC có ông Vũ Ngoạn Hợp, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội; PGS. TS Nguyễn Thị Bích Loan, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương Mại, Uỷ viên thường trực Ban tổ chức triển khai cuộc vận động xây dựng Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam (Ban tổ chức 248).

Chủ trì cuộc họp ông Nguyễn Ngọc Luân, Chánh Văn phòng VACOD – HBA nhấn mạnh, nội dung cuộc họp nhằm làm rõ các hạng mục công việc, công tác phối hợp triển khai cuộc vận động, hướng dẫn triển khai bộ tiêu chí “văn hoá kinh doanh Việt Nam”, chương trình xét công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam và công tác truyền thông cho sự kiện…

Chia sẻ tại cuộc họp ông Vũ Ngoạn Hợp, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội VNABC đã thông tin chi tiết về Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ 4 và chương trình xét, công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam” năm 2024.

b-8524.png
Ông Vũ Ngoạn Hợp (ngồi giữa), Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Phát triển Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trao đổi tại cuộc họp.

Đây là diễn đàn do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp với một số đơn vị thực hiện.

“Sau thành công của năm 2021, 2022 và 2023 Chương trình xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2024 tiếp tục được tổ chức nhằm tôn vinh và công nhận các doanh nghiệp đã áp dụng, thực thi tốt văn hóa kinh doanh, đáp ứng các chuẩn mực, tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam do Hội đồng quốc gia xét duyệt “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” lựa chọn dựa trên Bộ tiêu chí đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tham gia xây dựng và có sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết của các nhà khoa học, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp và báo chí” ông Hợp cho biết thêm.

“Theo quy chế xét công nhận Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam, các doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình sẽ không phải đóng bất cứ một khoản kinh phí nào và Ban tổ chức không nhận tài trợ từ các doanh nghiệp”, ông Hợp nhấn mạnh.

Dự kiến, Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ tư năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10/11/2024 với chủ đề “Kinh doanh trong môi trường đa văn hóa” nhân dịp chào mừng Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Tại cuộc họp văn phòng hai Hiệp hội VACOD – HBA, Tạp chí Thương gia đã nghe PGS. TS Nguyễn Thị Bích Loan, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương Mại giới thiệu tầm quan trọng của bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam. Bộ tiêu chí “Văn hoá kinh doanh Việt Nam” là bộ chuẩn mực đầu tiên về văn hoá kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện, các Bộ, ban, ngành tham gia xây dựng.

Bộ tiêu chí gồm 2 phần, với 5 điều kiện bắt buộc, 16 tiêu chí cụ thể và 33 chỉ số đánh giá, đo lường, là căn cứ để xét, công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam” và tôn vinh vào Ngày Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam (10/11) hằng năm.

c-6945.png
PGS. TS Nguyễn Thị Bích Loan, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương Mại, Uỷ viên thường trực Ban tổ chức 248 trình bày tại cuộc họp.

Cụ thể, về điều kiện bắt buộc: Một là, không buôn lậu, không trốn thuế. Theo đó, doanh nghiệp không có thông báo, quyết định xử phạt bản án của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Hai là, không sản xuất, kinh doanh hàng giả, sản phẩm độc hại. Như, doanh nghiệp không có thông báo, quyết định xử phạt, bản án của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Ba là, không nợ lương và bảo hiểm xã hội của người lao động. Doanh nghiệp có xác nhận của công đoàn/cơ quan bảo hiểm xã hội cho thấy doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ trả lương và đóng bảo hiểm xã hội với người lao động theo quy định.

Bốn là, không lừa đảo, lợi dụng hoặc làm hại các tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, người quản lý, điều hành doanh nghiệp không bị toà án tuyên phạt do lừa đảo, lợi dụng uy tín của tổ chức hoặc cá nhân để chiếm đoạt tài sản hoặc gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác. Năm là, không vi phạm pháp luật. Cụ thể, không có bằng chứng cho thấy doanh nghiệp vi phạm pháp luật Việt Nam và các văn bản pháp luật khác mà doanh nghiệp là đối tượng điều chỉnh. Đối với các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài không vi phạm pháp luật nước sở tại và các cam kết quốc tế khác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước sở tại.

Năm nhóm tiêu chí đánh giá, gồm: Nhóm một, lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững, gồm các tiêu chí: Định hướng phát triển bền vững; Hệ thống quản lý; Tư duy và năng lực đổi mới sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh; Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực.

Nhóm hai, xây dựng và thực thi văn hoá doanh nghiệp gồm tiêu chí: Sự đồng thuận và làm gương của Ban lãnh đạo; Hệ thống truyền thông và thương hiệu; Chính sách phúc lợi dành cho người lao động; Sự gắn kết của đội ngũ; Quản trị tri thức trong doanh nghiệp.

Nhóm ba, thượng tôn pháp luật. Gồm các tiêu chí: Tuân thủ quy định của pháp luật; Chính sách an toàn lao động và sức khoẻ nghề nghiệp; Nhóm bốn, đạo đức kinh doanh, cụ thể là công bằng và cạnh tranh lành mạnh; Uy tín trong kinh doanh. Nhóm năm là trách nhiệm xã hội, gồm các tiêu chí: Bảo vệ môi trường; Hoạt động xã hội; Đối xử bình đẳng.

Để hiểu rõ hơn về bộ tiêu chí, cách thức triển khai cuộc vận động tới các doanh nghiệp hội viên VACOD – HBA và công tác truyền thông, tại cuộc họp nhiều câu hỏi đã được đặt ra như làm rõ các nội dung về tài liệu minh chứng trong việc tự đánh giá dựa trên bộ tiêu chí, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng báo cáo, quyền lợi của doanh nghiệp khi được công nhận là “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam”…

Với tinh thần lắng nghe cầu thị, các câu hỏi đặt ra đã được phía Hiệp hội VNABC giải đáp cụ thể, chi tiết. Buổi họp diễn ra trong không khí vô cùng cởi mở, thảo luận sôi nổi, các vấn đề được nêu ra đúng trọng tâm, trọng điểm. Qua thảo luận, phía văn phòng VACOD – HBA, tạp chí Thương gia kịp thời nắm bắt và xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp để công tác phối hợp, triển khai có hiệu quả.

Kết luận tại cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Luân, Chánh văn phòng VACOD – HBA yêu cầu văn phòng hai Hiệp hội, Tạp chí Thương gia tập trung triển khai các nội dung công việc đã thống nhất. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc kịp thời trao đổi, phối hợp với Hiệp hội VNABC nhằm đảm bảo công việc được thông suốt, hiệu quả.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…