VCCI: Kiến nghị bỏ nhiều điều kiện kinh doanh viễn thông

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thông tin và truyền thông với lý do không rõ mục tiêu quản lý, chưa minh bạch vừa chưa hợp lý
VCCI: Kiến nghị bỏ nhiều điều kiện kinh doanh viễn thông

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa kiến nghị bỏ nhiều điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ viễn thông. Cụ thể:

Với ngành kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, VCCI kiến nghị cân nhắc, xem xét bỏ điều kiện “có phương án kinh doanh phù hợp” (điểm d khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng).

Quy định này được cho là chưa rõ về mục tiêu quản lý, đồng thời cũng không bảo đảm tính minh bạch, bởi không rõ phương án kinh doanh thế nào được cho là phù hợp?.

Cùng với đó, về tính hợp lý, phương án kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định dựa vào chiến lược kinh doanh, diễn biến của thị trường, vì vậy có thể nhiều lần thay đổi, đặc biệt là có thể thay đổi ngay sau thời điểm được cấp phép.

Với ngành nghề kinh doanh nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, VCCI đề nghị cân nhắc điều kiện “là tổ chức, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng”; “có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động”.

Quy định này là chưa phù hợp với Luật doanh nghiệp 2014, vì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh. Đồng thời, không rõ thế nào được cho là “có đủ” khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức nhân sự thế nào được cho là “phù hợp” với quy mô hoạt động. Nhà nước cũng không cần và không nên can thiệp về vấn đề này.

Trong kinh doanh nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, VCCI đề nghị bãi bỏ quy định “có phương án đảm bảo chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của người chơi” vì không cần thiết, theo VCCI đây là vấn đề của thị trường Nhà nước không cần và không nên can thiệp.

Trong quy định về hoạt động của nhà xuất bản, VCCI cũng cho rằng có nhiều điều kiện bất hợp lý như “trụ sở của nhà xuất bản có diện tích từ 200 mét vuông sử dụng trở lên”, “có ít nhất 05 tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản”.

Không rõ cơ sở để quy định về diện tích tối thiểu của trụ sở nhà xuất bản, tại sao lại là 200 mét vuông mà không phải là con số khác?. "Hơn nữa, thật khó để trả lời câu hỏi, nếu trụ sở nhà xuất bản không từ 200 mét vuông trở lên thì yếu tố quản lý nhà nước nào sẽ bị ảnh hưởng?”, VCCI đặt vấn đề.

Còn với hoạt động in, VCCI đánh gía Nghị định 25/2018/NĐ-CP đã sửa đổi, bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh bất hợp lý tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP. Văn bản này được xem là bước cải cách rất đáng hoan nghênh trong hoạt động in.

Tuy nhiên, để lĩnh vực này thực sự có bước cải cách triệt để, VCCI đề nghị bãi bỏ quy định đang được áp dụng với nhiều cơ sở in là doanh nghiệp phải “có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...