Đối với ngành ngân hàng, tác động của chiến tranh Nga - Ukraine là tác động ngắn hạn do yếu tố tâm lý.
Trong ngắn hạn, công ty chứng khoán không nhận thấy tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực ngân hàng. Các lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến các ngân hàng thực hiện các giao dịch Nga - Việt, chẳng hạn như hoạt động bảo lãnh và bảo lãnh phát hành.
Tuy nhiên, khả năng tiếp cận với Nga bị hạn chế, và tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua tài sản thế chấp sẽ giảm và do thu nhập từ bảo lãnh và thanh toán quốc tế vào tổng thu nhập hoạt động đóng góp thấp.
Mối lo ngại ở đây là lạm phát sẽ gây áp lực lên lãi suất huy động và chính sách lãi suất. Theo VDSC, tốc độ và mức độ tăng lãi suất của Fed, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sẽ không có tác động đáng kể đến ngành ngân hàng, nhờ vào dòng vốn USD tốt.
Do vậy, nhóm chuyên gia tin tưởng vào sự hồi phục trong giá cổ phiếu của nhóm ngân hàng khi câu chuyện tăng trưởng sẽ dần rõ nét hơn trong giai đoạn nửa cuối năm 2022 dưới góc độ dài hạn hơn.
Trong giai đoạn cuối tháng 2 và đầu tháng 3, nhóm ngân hàng chịu áp lực bán khi tình hình căng thẳng chính trị leo thang. Yếu tố này tạo áp lực lên dòng vốn ngoại khi nhóm này quay đầu bán ròng mạnh trong tuần cuối tháng 2 với giá trị bán ròng là 395 tỷ trong khi đang duy trì đà mua ròng tốt với giá trị là 466 tỷ trong tuần thứ 2 và thứ 3 của tháng 2.
"Điều này là không quá bất ngờ khi đi cùng với xu hướng chung của cổ phiếu ngân hàng ở các quốc gia phát triển," báo cáo viết.
Theo VDSC, tâm lý phòng vệ rủi ro có thể khiến giá cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực sụt giảm tạm thời về vùng hấp dẫn cho mục đích đầu tư trung - dài hạn. Công ty chứng khoán đưa ra ba mã cổ phiếu ngân hàng ưa thích bao gồm VCB, TCB, và MBB.