Vì sao giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 khó đạt 100% kế hoạch?

Nhiều địa phương còn đang lựa chọn, phê duyệt dự án, chưa thực hiện và giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, do vậy, khó hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch năm 2022.

Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 23/9, đã có 47/52 địa phương hoàn thành việc giao kế hoạch vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc.

Công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn các chương trình mục tiêu quốc gia tại một số địa phương vẫn chưa đảm bảo thời hạn.

Trong đó, 29/52 địa phương đã phân bổ, giao 100% kế hoạch vốn được giao, 10/52 địa phương giao trên 90% kế hoạch, còn lại giao được trên 70% kế hoạch; 5/52 địa phương mới giao kế hoạch vốn đầu tư, chưa giao kinh phí sự nghiệp cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc; 1/52 địa phương (tỉnh Bạc Liêu) chưa hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc.

Như vậy, công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại một số địa phương chưa đảm bảo thời hạn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đến ngày 23/9/2022, vẫn còn 1 địa phương (tỉnh Bạc Liêu) chưa hoàn thành việc giao kế hoạch vốn cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc; đồng thời, còn 5/52 địa phương chưa giao dự toán kinh phí sự nghiệp 3 chương trình cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc.

Chưa kể, việc thực hiện quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư theo quy định Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng tại các cấp ở hầu hết các địa phương chưa hoàn thành. Đến ngày 22/9/2022, có 39/52 địa phương vẫn đang trong quá trình lựa chọn, phê duyệt dự án, chưa thực hiện và giải ngân vốn.

thu-truong_bo_ke_hoach_dau_tu

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương báo cáo tại Hội nghị.

“Dự kiến sẽ khó hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao trong năm 2022 theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 09/8/2022”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết.

Thời gian qua, cùng với việc đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ cũng đốc thúc việc triển khai và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Hồi cuối tháng 5/2022, Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Năm 2022, kế hoạch vốn các chương trình mục tiêu quốc gia phải giải ngân rất lớn, riêng vốn ngân sách trung ương đã là hơn 34.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình vẫn chưa có nhiều cải thiện.

Không chỉ triển khai, giải ngân, vẫn còn 4 văn bản hướng dẫn thực hiện một số dự án thành phần, nội dung thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia: phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới chưa được ban hành.

Để thúc đẩy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị 4 cơ quan chủ dự án, nội dung thành phần thuộc 2 chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ, giải pháp hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai một số nội dung, dự án thuộc thẩm quyền được gia

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm