Vì sao hàng loạt doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng 'trốn' niêm yết?

Hàng trăm công ty đã cổ phần nhưng chây ỳ không niêm yết trên thị trường chứng khoán là biểu hiện của sự thiếu minh bạch, lợi ích nhóm...
Vì sao hàng loạt doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng 'trốn' niêm yết?

Hàng loạt "ông lớn" không niêm yết sau cổ phần hóa

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng hợp từ 17 bộ, 53 địa phương, 84 tập đoàn kinh tế, tổng công ty, đến hết quý 2/2017, vẫn còn tới 730 doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau đó, Văn phòng Chính phủ đã có đề nghị Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, các đơn vị liên quan thúc đẩy việc đưa doanh nghiệp lên sàn. Tuy nhiên, hiện nay số lượng doanh nghiệp lên sàn rất ít.

Tới cuối tháng 8/2017, Bộ Tài chính đã công bố danh sách 747 doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa chưa đăng ký niêm yết giao dịch trên sàn chứng khoán. Các lý do chủ yếu được đưa ra là chưa đủ điều kiện để trở thành công ty đại chúng.

Trong danh sách này, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) có 18 doanh nghiệp, Vinatex có 21 doanh nghiệp, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp có 6 doanh nghiệp, Tổng công ty Thép Việt Nam (7 doanh nghiệp), Tổng công ty cổ phần Rượu-Bia-Nước giải khát Hà Nội (8 doanh nghiệp), Tổng công ty Xi măng Việt Nam (4 doanh nghiệp).

Một vài tổng công ty chưa có bất cứ đơn vị nào niêm yết như Tổng công ty Sông Hồng (8/8 doanh nghiệp chưa niêm yết), Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà-đô thị (11/11), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (12/12), Tổng công ty Lương thực miền Bắc (19/19 doanh nghiệp).

Trong đó, Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát (Habeco) gây chú ý nhất khi bị Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) nhiều lần giục giã phải niêm yết trên thị trường chứng khoán để cải thiện quản trị doanh nghiệp; đồng thời tạo hàng hóa có chất lượng để phát triển thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, cả 2 doanh nghiệp đều “lời qua tiếng lại” trên mặt báo với VAFI để giải thích cho việc chậm trễ này. Dù vậy, cuối cùng, cổ phiếu SAB của Sabeco và BHN của Habeco cũng lên sàn từ ngày 6/12/2016 và 28/10/2016.

Bộ Tài chính ráo riết vào cuộc

Trả lời vấn đề doanh nghiệp “trốn” niêm yết” sau cổ phần hóa trong phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2018, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, Bộ Tài chính đã chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp.

Trong đó, hiện nay Bộ đang trình Quốc hội Luật Chứng khoán sửa đổi. Lần sửa đổi này sẽ tạo thêm hành lang pháp lý cho thị trường chứng khoán hoàn thiện và phát triển hơn.

Về thúc đẩy các doanh nghiệp lên sàn, vừa qua, Bộ Tài chính đã công khai hơn 700 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết. Sau khi Bộ công khai như vậy, các doanh nghiệp đã thực hiện, hiện nay hơn 1/2 số đó đã niêm yết. Các doanh nghiệp còn lại đang chuẩn bị quy trình thủ tục để niêm yết.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính đang có giải pháp làm sao thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này. Ngoài ra, việc đa dạng các thị trường khác như chứng khoán phái sinh, cùng các sản phẩm chứng khoán khác, cũng là những giải pháp đẩy nhanh tiến độ niêm yết cho các doanh nghiệp đã cổ phần hóa.

Thanh tra giám sát chứng khoán cũng cần được tăng cường để xử lý nghiêm vi phạm của các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy thị trường chứng khoán ngày càng lành mạnh hơn và phát triển tốt.  

Theo VTC

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…