Vì sao NHNN giảm lãi suất dự trữ bắt buộc?

Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), có 2 mục đích chính trong động thái giảm lãi suất các khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc và vượt dự trữ bắt buộc của NHNN vừa qua.
Vì sao NHNN giảm lãi suất dự trữ bắt buộc?

BVSC vừa công bố báo cáo nhận định về việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Cụ thể, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam (VND) là 0,8%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm. Lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm. So với mức 1,2%/năm theo Quyết định 1716/QĐ-NHNN năm 2005, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND áp dụng theo quy định mới đã giảm tới 0,4 điểm phần trăm.

BVSC cho rằng, mục đích đầu tiên của động thái này là khuyến khích các ngân hàng đang có thanh khoản dư thừa, thường xuyên có tiền gửi vượt mức dữ trữ bắt buộc tại NHNN tăng cường hoạt động cho vay ra nền kinh tế thay vì để tiền ở NHNN để hưởng lãi suất.

Khi chi phí cơ hội của hoạt động cho vay giảm xuống do nhận được ít tiền lãi hơn từ NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể sẽ xem xét tăng cho vay nhiều hơn.

Nhiều khả năng tình hình tăng trưởng tín dụng trong 11 tháng đầu năm còn cách khá xa mục tiêu 14% nên NHNN đang tăng cường các giải pháp để thúc đẩy tín dụng.

Trong thời gian gần đây, một loạt chính sách tiền tệ mới cũng được NHNN đưa ra liên quan đến giảm trần lãi suất huy động và cho vay các lĩnh vực ưu tiên, giảm lãi suất cho vay OMO, giảm lãi suất phát hành tín phiếu… 

Mục đích thứ hai là việc giảm lãi suất trả cho các khoản dự trữ bắt buộc cũng giúp NHNN tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định trong quá trình điều hành chính sách. Tuy nhiên, BVSC không đánh giá quá cao mục tiêu này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lộ diện 10 ngân hàng trả lương hậu hĩnh nhất quý 1/2025

Lộ diện 10 ngân hàng trả lương hậu hĩnh nhất quý 1/2025

Trong quý đầu năm nay, nhiều ngân hàng tư nhân đã vượt mặt nhóm Big4 về mức độ "chịu chi" cho nhân sự. TPBank tạo bất ngờ khi vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng, với chi phí bình quân cho mỗi nhân viên hơn 53 triệu đồng/người/tháng…

Danh tính của bạn “giá” bao nhiêu?

Danh tính của bạn “giá” bao nhiêu?

"Vô giá" – Tôi đoán đó là câu trả lời phổ biến của hầu hết những ai được hỏi. Tuy nhiên, dưới tác động của công nghệ Deepfake, AI hoặc điện toán lượng tử, bạn có biết danh tính của mình dễ bị tổn thương như thế nào trong thế giới hiện đại này không?...