Vì sao PVD lỗ nặng 239 tỷ đồng?

Kết thúc quý 1, sau khi trừ các khoản chi phí và chịu thêm hơn 4 tỷ đồng lỗ từ hoạt động liên doanh liên kết, do đó PVD lỗ ròng 253 tỷ đồng trong đó lỗ thuộc về công ty mẹ là 239 tỷ đồng.
Vì sao PVD lỗ nặng 239 tỷ đồng?

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã: PVD) đã công bố BCTC quý 1/2018 với kết quả kinh doanh thua lỗ.

Trong quý 1/2018, doanh thu thuần của PVD đạt 1.105,7 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần cùng kỳ nhưng giá vốn lại lên tới 1.150 tỷ đồng nên PVD chịu lỗ gộp gần 45 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 7,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các chi phí phát sinh trong kỳ của PVD vẫn ở mức cao, với chi phí lãi vay hơn 43 tỷ, chi phí quản lý doanh nghiệp gần 170 tỷ đồng. Kết quả là PVD chịu lỗ hơn 239 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm 2018.

Theo giải trình từ phía công ty, trong kỳ công ty đã tăng số lượng giàn khoan tự nâng hoạt động, nhưng do đơn giá thấp và chi phí cố định cao (lãi vay libor tăng hơn 1,5% so với cùng kỳ, khấu hao tăng trong khi giàn khoan hoạt động nhiều hơn) dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm.

Ngoài ra, PVD tăng doanh thu hoạt động thương mại với biên lợi nhuận thấp, trong khi đơn giá các dịch vụ liên quan đến khoan trong quý 1 tiếp tục giảm sút do cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Được biết năm 2018, PVD dự kiến doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, nhưng để có lợi nhuận trong thời điểm này thực sự khó khăn do đó PVD chỉ đặt mục tiêu không lỗ trong năm 2018.

Nguyên nhân đến từ diễn biến giá dầu thế giới vẫn đang khá phức tạp, nhu cầu khai thác thăm dò trở nên khó dự báo, việc thừa cung cũng khiến PV Drilling phải cạnh tranh khá gay gắt với các doanh nghiệp khác.

Bên cạnh đó, PV Drilling còn tập trung phát triển công nghệ và đầu tư máy móc thiết bị mới nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả khai thác.

Thực tế hơn 90% nhà thầu khoan trên thế giới không có lãi, 10% công ty đã phá sản hoặc bị mua lại.

Dự báo năm 2018, giá dầu Brent dự kiến dao động 55-60 USD/thùng, dù cải thiện, nhưng nhìn chung thị trường dầu khí trong nước vẫn chưa tốt, một số chương trình khoan bị tạm dừng.

Đồng thời, số lượng giàn khoan cung cấp vẫn vượt nhu cầu sử dụng, theo đó giá thuê dịch vụ sẽ tiếp tục ở mức thấp. PVD dự báo giá thuê trung bình 55.000-60.000 USD/ngày. Ở mức này, PVD vẫn chưa đủ để bù đắp chi phí, bao gồm cả chi phí khấu hao.

Trong 1 năm qua, cổ phiếu PVD đã từng đạt đỉnh với mức 30.600 đồng/cổ phiếu vào hồi cuối tháng 1/2018, tuy nhiên sau đó, mã cổ phiếu này liên tục xuống dốc hiện chỉ còn ở mức 17.000 đồng/ cổ phiếu, mất gần 50% giá trị trong 3 tháng.

>> Cổ phiếu PVD tăng 96%, Quản lý quỹ Vietcombank bán 313.200 cổ phiếu

Có thể bạn quan tâm

VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ

VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ

Việc xuất hiện lực cầu gia tăng khi chỉ số quay về vùng 1.250-1.260 điểm cho thấy đây là mốc hỗ trợ đáng tin cậy của thị trường trong ngắn hạn. Chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ với kháng cự gần nhất là vùng 1.280 điểm...

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…