Vì sao tỉnh Hòa Bình tạm dừng khai thác hàng chục mỏ khoáng sản?

Tỉnh Hòa Bình vừa có quyết định tạm dừng khai thác hàng chục mỏ khoáng sản trên địa bàn vì các mỏ này do chưa trình thẩm định thiết kế khai thác điều chỉnh...

Theo quyết định của UBND tỉnh Hòa Bình, các mỏ khoáng sản chỉ được hoạt động khai thác trở lại sau khi hoàn thành lập thiết kế mỏ điều chỉnh, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định của pháp luật và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản theo quy định.

Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, để thực hiện đúng quy định của pháp luật và đảm bảo việc thực hiện đầy đủ hồ sơ theo quy định trong quá trình khai thác khoáng sản, UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu từ ngày 10/4/2023, tạm dừng hoạt động khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường đối với 16 đơn vị đã được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mà trong quá trình hoạt động khai thác chưa có thiết kế mỏ điều chỉnh được thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Vì sao tỉnh Hòa Bình tạm dừng khai thác hàng chục mỏ khoáng sản?

Danh sách các mỏ khoáng sản bị tạm dừng khai thác có nhiều doanh nghiệp có tiếng gồm: Tổng Công ty 789, Tổng Công ty 36, Công ty Cổ phần 19-8, Công ty TNHH 68 HB, Công ty TNHH Dầu nhớt công nghiệp Valine, Công ty Cổ phần Hoàng Đạt,…

Theo quyết định, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư dự án khai thác mỏ thực hiện lập hồ sơ thiết kế mỏ điều chỉnh trình thẩm định, phê duyệt theo quy định. Thẩm định, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, báo cáo việc hoàn thành khắc phục các vi phạm, thống nhất đề xuất UBND tỉnh xem xét việc cho phép hoạt động khai thác trở lại của các tổ chức, cá nhân.

Đặc biệt, các sở, ngành tiếp tục phối hợp xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tỉnh Hòa Bình có nguồn khoáng sản phong phú, với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn như amiăng, than, đá vôi, đồng, chì, kẽm, kim loại, phi kim loại... Trong những năm qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đã đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh, góp phần tạo ra việc làm và thu nhập cho các lao động địa phương. Nhưng, hệ lụy của việc khai thác khoáng sản đã và đang tác động xấu đến môi trường và đời sống của cộng đồng địa phương.

Tại các địa phương có trữ lượng khoáng sản lớn trên địa bàn tỉnh, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra phức tạp. Nhiều doanh nghiệp khai thác đá ở huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn đã vi phạm nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động và môi trường.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...