Việt Nam cần tận dụng khoảng “thời gian vàng” để thu hút FDI từ EU

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) mở ra kỳ vọng nâng cao chất lượng đầu tư vào Việt Nam từ các đối tác là những nước phát triển, đồng thời sẽ tạo ra những động lực mới cho dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Việt Nam cần tận dụng khoảng “thời gian vàng” để thu hút FDI từ EU

Những cơ hội thu hút FDI từ EU khi thực thi Hiệp định EVFTA

Triển vọng thu hút FDI từ Liên minh Châu Âu (EU) là rất tích cực, hứa hẹn cải thiện chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam. FDI từ EU không chỉ đơn thuần bổ sung thêm vốn đầu tư mà còn có thể giúp Việt Nam tiếp cận và bắt kịp các xu hướng phát triển mới của thế giới.

FDI từ EU có thể tăng vào các phân ngành dịch vụ mà Việt Nam không cam kết trong WTO nhưng lại cam kết trong EVFTA, như dịch vụ cho thuê tàu không kèm người lái, dịch vụ hội chợ, triển lãm, dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ bảo hành và sửa chữa tàu biển, tàu thủy nội địa, máy bay, dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ hàng hải, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

FDI cũng có thể gia tăng trong các ngành dịch vụ được cam kết mở cửa sâu hơn so với cam kết trong WTO, đồng thời là thế mạnh của các nước EU, như dịch vụ tài chính, logistics, dịch vụ máy tính, dịch vụ môi trường, giáo dục bậc cao, phân phối, viễn thông và y tế. Với các ngành này hoặc một số phân ngành cụ thể trong các ngành này, Việt Nam đưa ra các cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia thuận lợi hơn, tăng giới hạn vốn cổ phần nướcngoài cho các nước đối tác EU so với các đối tác khác.

Bên cạnh đó, các cam kết tự do hóa đầu tư trong EVFTA cũng có thể làm gia tăng FDI từ EU tại Việt Nam vào một số ngành sản xuất mà Việt Nam mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư EU bao gồm: sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất đường mía, sản xuất phân bón và hợp chất ni-tơ; sản xuất săm lốp, găng tay và sản phẩm nhựa, sản xuất đồ gốm, lắp ráp động cơ hàng hải, máy móc nông nghiệp, đồ gia dụng và sản xuất xe đạp, sản xuất kính, gạch, xi măng xây dựng,...

Cần tận dụng triệt để khoảng “thời gian vàng”!

Có thể khẳng định, lợi thế trong thu hút FDI của Việt Nam đến từ việc sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU trong khi các nước cạnh tranh chính trong khu vực về thương mại và đầu tư chưa có FTA với EU có thể chỉ tồn tại trong ngắn hạn, vì định hướng của cả ASEAN và EU là một FTA giữa hai khu vực. Khi EU tiếp tục đàm phán, ký kết FTA song phương với các nước ASEAN, lợi thế về thuế nhập khẩu thấp hơn, các cơ chế tạo thuận lợi thương mại và đầu tư dành riêng cho Việt Nam sẽ không còn.

Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng triệt để khoảng “thời gian vàng” khi các nước ASEAN chưa có FTA với EU để tiếp cận, thâm nhập thị trường cũng như thu hút FDI từ các nước EU.Đối với thu hút FDI chất lượng cao, EVFTA chỉ là yếu tố hỗ trợ chứ không có tính quyết định đối với hoạt động đầu tư.

EVFTA mở ra kỳ vọng nâng cao chất lượng đầu tư vào Việt Nam
EVFTA mở ra kỳ vọng nâng cao chất lượng đầu tư vào Việt Nam

Muốn cải thiện chất lượng dòng vốn FDI, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ.

Mặc dù gần đây có nhiều cải thiện trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, thứ hạng của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn khi so sánh với các nước cạnh tranh thu hút FDI như Singapore và Malaysia.

Trong khi đó, theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, các rào cản lớn khiến Việt Nam khó di chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu chính là hạn chế ở mức độ tinh vi trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng của nhà cung ứng trong nước và sự sẵn có của công nghệ mới nhất...

Phải nhanh chóng rà soát, sửa đổi hệ thống luật pháp!

Để tiếp tục thu hút và cải thiện chất lượng dòng vốn FDI từ EU theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Dũng, Giảng viên Học viện Tài chính cần có chính sách đầu tư, khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa để phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm đảm bảo thỏa mãn yêu cầu về xuất xứ. Cụ thể, Nhà nước cần xác định về các ngành xuất khẩu mũi nhọn và quy hoạch pháttriển các ngành công nghiệp phụ trợ. Với nguồn lực có hạn, Việt Nam không thể phân tán lực lượng mà phải tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ mũi nhọn như dệt may, giày dép… và lắp ráp.

Điều đặc biệt quan trọng là phải rà soát, sửa đổi, bổ sung một số đạo luật quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật Lao động và một số Luật về thuế... nhằm tiếp tục đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và thực hiện hoạt động đầu tư. Cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ. Đây là những yếu tố mà Việt Nam cần tiếp tục cải thiện hơn nữa nhằm thu hút dòng vốn có chất lượng tốt hơn trong tương lai như: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ ngân hàng, tài chính…

Tiến sỹ Dũng cho rằng, các Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát chính sách về thu hút FDI, nhằm có các biện pháp cụ thể để sàng lọc FDI, khắc phục tình trạng vốn mỏng, chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng, thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, tạo dựng liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cùng với đó, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài, để thu hút các nhà đầu tư EU theo hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hoà với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao. Chú trọng xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao...

Một vấn đề cũng không thể bỏ qua là tận dụng các sự kiện ngoại giao hoặc sự kiện ký kết thực thi 2 Hiệp định EVFTA và EVIPA để tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư đến các nhà đầu tư lớn, có uy tín, có tiềm lực công nghệ, tài chính của EU.

Vấn đề then chốt cuối cùng, Tiến sỹ Dũng cho biết: một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư EU quan tâm, nhất là trong lĩnh vực có liên quan đến công nghệ, là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, Việt Nam cần rà soát Luật Sở hữu trí tuệ nhằm điều chỉnh phù hợp với các cam kết sâu hơn trong EVFTA và các FTA thế hệ mới khác, cũng như bảo đảm thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết nhằm tạo niềm tin đối với nhà đầu tư.

Theo thống kê, các nhà đầu tư EU hiện nay đã có mặt tại 54 tỉnh, thành trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với kết cấu hạ tầng phát triển, có cảng biển, sân bay như: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương...
Phần lớn các dự án đầu tư của EU tại Việt Nam là 100% vốn nước ngoài. Hình thức liên doanh BOT, BT, BTO chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này dẫn tới tính liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước, cũng như tác động, lan tỏa từ các doanh nghiệp (DN) FDI còn nhiều hạn chế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…