Cụ thể, 11 tháng 2019, chi nhập khẩu ô tô đã lên tới 6,782 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc là 135.484 xe, trị giá 2,962 tỷ USD, tăng 198,2% về lượng và 195,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Theo dự báo của các doanh nghiệp, với đà này, lượng xe nhập khẩu cả năm 2019 sẽ đạt gần 150.000 chiếc.
Riêng lượng xe nhập về trong tháng 11 đạt 12.000 chiếc, trị giá 247 triệu USD. Theo dự báo của các doanh nghiệp, với đà này, lượng xe nhập khẩu cả năm 2019 sẽ đạt gần 150.000 chiếc.
Trong một báo cáo trước đó, Bộ Công Thương cho rằng chất lượng xe lắp ráp và sản xuất trong nước vẫn kém xe nhập ngoại và dự báo nhập khẩu ô tô thể lên mức kỷ lục 3,4 tỷ USD trong năm nay.
Tại diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ 2019 tổ chức tại Hà Nội hôm 28/11, ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, sau nhiều năm phát triển, Việt Nam vẫn chưa có các doanh nghiệp đứng đầu chuỗi sản xuất tầm cỡ khu vực trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị và vẫn chưa làm chủ được công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, truyền động...
Với thực trạng ngành sản xuất như vậy, sự cạnh tranh gay gắt của các xe nhập khẩu xuất xứ ASEAN như Thái Lan, Indonesia và trong vòng 7 - 10 năm tới là ô tô từ các quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các nước EU khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực càng làm khó cho xe nội địa.
Theo đại diện của Công ty Toyota Việt Nam, trong bối cảnh thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN đã về 0% kể từ năm 2018, Chính phủ cần phải có chính sách để hỗ trợ sản xuất xe trong nước, đặc biệt là phải sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị gia tăng trong nước.
"Việc ưu đãi thuế này cũng cần cân nhắc bảo hộ vừa đủ cho xe sản xuất trong nước có thể cạnh tranh với xe nhập khẩu, nhưng không tạo ra biến động lớn trên thị trường", vị này khuyến cáo.