Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á

Với hơn 3.000 km bờ biển và một số khu vực có lượng gió lớn nhất ở Đông Nam Á, tiềm năng gió ngoài khơi của Việt Nam lên đến 160 GW.
Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á

Đây được coi là yếu tố khiến Việt Nam được coi là một trong những nước có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á và là thị trường triển vọng nhất cho điện gió ngoài khơi.

Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. Đồng thời, Việt Nam có tiềm năng gió lớn với tổng tiềmnawng ươccs đạt 513.360 MW.

Tại hội thảo trực tuyến thảo luận các bước đi quan trọng nhất nhằm thúc đấy việc phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam, ông Martin Hansen, Phó Cục trưởng Cục Năng lượng Đan Mạch cho biết, Điện gió ngoài khơi của Việt Nam có tiềm năng dồi dào và có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam”.

Theo Báo cáo đầu vào cho lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi được đưa ra tại hội thảo này, tiềm năng kỹ thuật gió ngoài khơi của Việt Nam là 160 GW. Đây là con số khổng lồ nếu so sánh với 29 GW điện gió ngoài khơi đã được lắp đặt trên toàn cầu tính đến cuối năm 2019.

Ngay cả sau khi đã loại trừ các địa điểm không khả thi do xung đột với các mục đích sử dụng biển khác hoặc vì lý do tài chính, tiềm năng xây dựng điện gió ngoài khơi vẫn còn khá lớn. Nguồn tiềm năng dồi dào này hiện đang thu hút mối quan tâm lớn từ các nhà đầu tư quốc tế.

Theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030. Theo đó, tổng công suất nguồn điện gió đạt khoảng 2,5 tỷ kWh vào năm 2020, đạt khoảng 16tỷ kWh vào năm 2030 và khoảng 53 tỷ kWh vào năm 2050. 

Từ đó, điện năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng khoảng 1% vào năm 2020, khoảng 2,7% vào năm 2030 và khoảng 5% vao fnăm 2050. Việc đầu tư xây dựng các nhà máy điện tử sử dụng năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng điện gió nói riêng trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cấp thiết cho sự phát triển bền vững năng lượng điện cho đất nước.

Theo quy hoạch điện VII hiệu chỉnh, mục tiêu phấn đấu phát triển các nhà máy điện gió đến 2020 đạt khoảng 800MW, năm 2025 đạt khoảng 2.000MW, năm 2030 đạt khoảng 6.000MW.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...