Chốt mức phí 5 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, trực tiếp quản lý

Tiến hành thu phí tuyến cao tốc là một động thái quan trọng nhằm đảm bảo nguồn lực cho việc duy trì, nâng cấp và phát triển hơn nữa hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia…

Phê duyệt mức phí 5 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Phê duyệt mức phí 5 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư

Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc đối với 5/12 tuyến đường cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.

Trước đó, với mục tiêu thực hiện quy định tại Luật Đường bộ về nguồn thu từ kết cấu hạ tầng đường bộ nộp ngân sách Nhà nước, Cục Đường bộ Việt Nam đã xây dựng Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc trình Bộ Xây dựng phê duyệt.

Căn cứ vào tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ, hệ thống giao thông thông minh, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất thu phí 5 tuyến cao tốc là: Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Về mức phí, đối với 4 tuyến cao tốc có 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp không liên tục là: Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại Luật Đường bộ sẽ có mức phí là 900 đồng/km.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện triển khai thu phí (đường cao tốc có 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục) sẽ có mức phí là 1.300 đồng/km.

Đối với 7 tuyến cao tốc chưa đủ điều kiện thu gồm: Hà Nội - Thái Nguyên, Lào Cai - Kim Thành, Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, TP.HCM - Trung Lương, Mỹ Thuận - Cần Thơ (bao gồm cầu Mỹ Thuận 2), Cục Đường bộ Việt Nam đang nghiên cứu để tiếp tục lập đề án khai thác ở giai đoạn sau.

Về phương thức khai thác, theo quy định có 4 phương thức khai thác áp dụng với tài sản kết cấu hạ tầng: Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ; chuyển nhượng quyền thu phí; cho thuê quyền khai thác tài sản; chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.

Trên cơ sở đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương thức và để đáp ứng được tiến độ triển khai thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất thực hiện khai thác tài sản đường cao tốc theo phương thức cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng trực tiếp tổ chức khai thác.

Nội dung Đề án nêu rõ, Bộ Xây dựng quyết định, 5 tuyến cao tốc này sẽ được khai thác trong thời hạn 7 năm kể từ ngày bắt đầu thu phí. Phương thức khai thác được xác định cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Giao Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức thu phí đối với các tuyến cao tốc nêu trên sau khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 130/2024 của Chính phủ. Bên cạnh đó, tổ chức, quản lý thu phí sử dụng đường bộ cao tốc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm

Sắp có tuyến đường 35,5km nối liền Hà Nội và sân bay Gia Bình

Sắp có tuyến đường 35,5km nối liền Hà Nội và sân bay Gia Bình

Chiều dài đoạn tuyến trên địa phận thành phố Hà Nội là 14 km không bao gồm đoạn nhánh kết nối, trong đó: đoạn tuyến xây dựng mới khoảng 7 km; đoạn tiếp theo đi trùng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên/vành đai 3 khoảng 7 km). Tổng chiều dài toàn tuyến (Bắc Ninh - Hà Nội) khoảng 35,5 km...

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...