Việt Nam đủ sức vượt qua áp lực khủng hoảng tại các thị trường mới nổi

Khi áp lực từ cuộc khủng hoảng tại các thị trường mới nổi vô hình chung ảnh hưởng đến toàn Đông Nam Á thì Việt Nam vẫn có đủ sức vượt qua. Đó là sự nhận định của CNBC khi nhìn vào sự phát triển kinh t
Việt Nam đủ sức vượt qua áp lực khủng hoảng tại các thị trường mới nổi

Xung đột và leo thang căng thẳng thương mại đang khiến nhiều nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu như Singapore hay Malaysia, Indonesia chịu nhiều khó khăn và rủi ro lớn. Thậm chí, sự biến động của giá USD cũng tạo nên những áp lực không nhỏ. Tuy nhiên, vị thế của Việt Nam lại khác, CNBC nhận định. 

Do Việt Nam có vị trí địa lý giáp với Trung Quốc nên khi Trung Quốc và Mỹ có sự leo thang căng thẳng, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chọn lực các quốc gia nằm trong khu vực có chi phí rẻ hơn, tiêu biểu như Việt Nam để giảm nguy cơ tăng chi phí. Hiện, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan cũng đã đầu tư vào Việt Nam.

Kinh tế nhiều quốc gia trong ASEAN đã mạnh hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính cuối những năm 1990. Tuy vậy, những diễn biến gần đây tại các thị trường mới nổi cùng căng thẳng thương mại toàn cầu vẫn làm dấy lên câu hỏi quốc gia nào sẽ bị tác động mạnh nhất, rủi ro tại khu vực ra sao và cách tốt nhất để ngăn dòng vốn thoát ra ngoài, đồng tiền suy yếu. 

“Nếu Mỹ không thể bù đắp việc giảm nhập khẩu từ Trung Quốc bằng cách đưa sản xuất trở lại Mỹ, lực cầu mạnh ở Mỹ sẽ cần được đáp ứng bằng nguồn cung khác thay thế”, theo Evans. “Tôi không nhập đồ chơi từ Trung Quốc. Thay vào đó, tôi sẽ nhập đồ chơi từ Việt Nam. Do đó, các cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ cuối cùng lại là điều tích cực cho Việt Nam.

Hiện, Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp nước ngoài chú trọng và để mắt. Việt Nam tiếp nhận khoảng 11,25 tỷ USD dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm nay, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2017, dòng vốn FDI vào Việt Nam là 17,5 tỷ USD.

Các chuyên gia quốc tế nhận định, dòng vốn FDI chạy vào Việt Nam mạnh lên sẽ giúp cân bằng thanh toán tốt hơn. Tuy nhiên, dù nhận định chung về sự tăng trưởng lạc quan của kinh tế Việt Nam, các chuyên gia cũng khuyến cáo, Việt Nam vẫn cần thận trọng trong lĩnh vực tài chính. Các nhà lập chính sách cần đảm bảo thâm hụt ngân sách không quá lớn và kinh tế không quá nóng. “Điều đó thường xảy ra khi tiếp nhận dòng vốn mạnh cùng nhiều công ty”.

Michael Langford - Giám đốc công ty tham vấn Airguide thậm chí còn đánh giá, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung “sẽ khiến Việt Nam và Trung Quốc thắt chặt quan hệ”. “Nhiều công ty Trung Quốc đã có nhà máy tại Việt Nam, từ sản xuất pin đến đồ may mặc, nội thất”.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...