Việt Nam đưa ra quan điểm về một TPP không có Mỹ

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 4/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra quan điểm chính thức về một TPP không có Mỹ.
Việt Nam đưa ra quan điểm về một TPP không có Mỹ

Tuyên bố đưa ra sau khi các nước tham gia ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chiều 2/5 đã khởi động vòng đàm phán đầu tiên về hiệp định này mà không có Mỹ.

Cuộc thảo luận diễn ra tại Toronto (Canada) vào ngày 2 và 3/5. Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất trong 11 nước TPP (trừ Mỹ) là bên chủ trì. Sự kiện tại Toronto được xem là phiên họp chuẩn bị cho cuộc gặp cấp bộ trưởng sẽ diễn ra tại Việt Nam vào ngày 21 - 22/5.

"Trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam về tiến trình này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam tham gia TPP và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác là một trong các bước triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường, tạo động lực mới để phát triển, đồng thời đóng góp vào xu thế hội nhập và liên kết khu vực.

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới này, đẩy mạnh chuẩn bị trong nước để đảm bảo thực thi hiệu quả các cam kết FTA mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Việt Nam cũng sẽ cùng các nước TPP thảo luận và thống nhất những định hướng trong tương lai.

Trả lời báo giới trước thềm cuộc họp tại Toronto ngày 2/5, Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Keiichi Katakami cũng cho rằng 11 quốc gia còn lại tham gia TPP cần đoàn kết để đưa hiệp định này có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...