Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chỉ số phát triển bền vững

Năm 2019, Việt Nam xếp vị trí 54, tăng 3 bậc so với năm 2018 về chỉ số phát triển bền vững (SDGs).
Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chỉ số phát triển bền vững

Báo cáo đánh giá thường niên lần thứ tư về tiến độ thực hiện SDGs do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và Quỹ Bertelsmann Stiftung của Đức vừa được công bố.

Báo cáo đưa ra chỉ số đánh giá kết quả thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của 162 nước và vùng lãnh thổ dựa trên thang điểm từ 0 (kém nhất) đến 100 điểm (tốt nhất) và xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Theo bảng xếp hạng vừa công bố, Đan Mạch đạt thứ hạng cao nhất với 85,2 điểm, trong khi Cộng hòa Trung Phi xếp cuối danh sách này với 39,1 điểm. Điểm trung bình của các nước khu vực Đông Nam Á là 65,7, trong đó Thái Lan có thứ hạng cao nhất với 73 điểm, xếp thứ 40; Việt Nam xếp thứ 2, đứng vị trí 54, tăng 3 bậc so với năm 2018.

Các chỉ số xếp hạng cao của Việt Nam là xóa đói giảm nghèo (95 điểm), giáo dục (91 điểm), tiếp cận năng lượng (82 điểm), mô hình tiêu dùng, sản xuất bền vững (87 điểm), chống biến đổi khí hậu (94 điểm). Các chỉ số xếp hạng thấp là cơ sở hạ tầng, phát triển bền vững đại dương, quản lý hệ sinh thái tài nguyên rừng.

>> Việt Nam ban hành 158 chỉ tiêu phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.