Việt Nam, EU hoàn tất quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA

Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu
Việt Nam, EU hoàn tất quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA

Kết quả trên đạt được tại phiên làm việc giữa Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom vào ngày 25/6 tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ.

Cao ủy EU và Bộ trưởng Công Thương Việt Nam cùng thống nhất sớm trình các cơ quan có thẩm quyền của hai bên để có thể tiến tới chính thức ký kết và sau đó là phê chuẩn cả hai Hiệp định.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được Việt Nam và EU tuyên bố kết thúc đàm phán vào ngày 2/12/2015 và hai bên đã rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết. Tuy nhiên, sau đó đã có thay đổi liên quan đến quy trình phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU.

Theo các quy định mới của EU, tương tự như đối với các đối tác khác của EU như Nhật Bản và Singapore, EU đã đề xuất tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng (gọi là Hiệp định Bảo hộ đầu tư – IPA).

Sau một thời gian trao đổi tích cực, hai bên đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) được tách ra từ Hiệp định EVFTA trước đây. Sau đây, hai Hiệp định sẽ được trình các cơ quan có thẩm quyền để có thể sớm đi đến ký kết và phê chuẩn theo đúng quy trình pháp luật của hai bên.

Hiệp định EVFTA và IPA được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.

Việt Nam và EU cũng đã thảo luận lộ trình hợp tác trong thời gian tới để có thể đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai bên, trong đó có việc EU giúp đỡ Việt Nam nâng cao năng lực để có thể tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA khi được ký kết và đưa vào thực thi.

Khuôn khổ hỗ trợ này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục xây dựng hệ thống pháp lý, hỗ trợ triển khai các cam kết trong Hiệp định EVFTA, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ... hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng cường các hoạt động thương mại và đầu tư song phương trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp.

Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 12 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên trên 50,4 tỷ USD năm 2017. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 13,6 lần (từ 2,8 tỷ USD lên trên 38,3 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 9 lần (1,3 tỷ USD lên 12,1 tỷ USD). Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản. EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam.

Tính đến năm 2017, đã có 24 trong số 28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với khoảng 2.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 21,5 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...