Việt Nam phản hồi tuyên bố của Tổng thống Trump về thương mại song phương

Việt Nam nêu rõ định hướng hợp tác thương mại với Mỹ là tự do, công bằng và kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Việt Nam phản hồi tuyên bố của Tổng thống Trump về thương mại song phương

"Với quan điểm hai nền kinh tế có thể bổ trợ cho nhau, Việt Nam chủ trương thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Mỹ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hôm nay trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Tổng thống Trump ngày 26/6 khi trả lời Fox Business Network về việc Mỹ có áp thuế với Việt Nam hay không, đã cho rằng Việt Nam là nước có tình trạng "lạm dụng thương mại với Mỹ". Khi được hỏi về việc một số công ty Trung Quốc chuyển tới Việt Nam để né đòn áp thuế của Mỹ, ông Trump gọi đây là hiện tượng "đáng quan tâm" và cho biết Washington đang thảo luận với Hà Nội.

Theo bà Hằng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ muốn hoạt động tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh tại Mỹ.

"Việt Nam cũng triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, chống gian lận thương mại, hàng hoá nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác. Việt Nam và Mỹ thường xuyên trao đổi thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để hình thành chiến lược hợp tác lâu dài và toàn diện, tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh", người phát ngôn nói.

Bà Hằng nhấn mạnh Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ Đối tác toàn diện với Mỹ và hai nước thời gian qua đã chứng kiến những bước tiến triển rất tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, trong đó đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư.

Theo Khánh Lynh/Vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…