Việt Nam tăng 17 bậc về Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật trên toàn cầu

Vị trí xếp hạng của Việt Nam về chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật năm 2019 (Chỉ số B1) trên toàn cầu có sự cải thiện vượt bậc, xếp thứ 79/141 nền kinh tế, tăng 17 bậc so với năm 2018 và đứng vị trí thứ 7 trong các nước ASEAN.
Năm 2019, Việt Nam tăng 17 bậc về Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (ảnh internet).

Năm 2019, Việt Nam tăng 17 bậc về Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (ảnh internet).

Đó là một số vị trí xếp hạng của Việt Nam vừa được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2019. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quyết tâm, nỗ lực trong hành động của Bộ Tư pháp, của các Bộ, ngành, địa phương, năm 2019, chỉ số B1 của Việt Nam đã được nâng cao về điểm số và thứ hạng, góp phần nâng cao xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Nỗ lực cải thiện thứ hạng

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năm 2018 xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam ở mức trung bình khá trên bình diện quốc tế (xếp thứ hạng 69/190 về môi trường kinh doanh, thứ hạng 77/140 về năng lực cạnh tranh). Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chưa được xếp vào nhóm 04 nước dẫn đầu (Việt Nam đứng thứ 05 về môi trường kinh doanh, thứ 07 về năng lực cạnh tranh).

 Bên cạnh một số chỉ số có mức cải thiện thứ hạng nhanh, vẫn còn nhiều chỉ số cải thiện thứ hạng còn chậm. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2018 của WEF đã xếp thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (gọi tắt là Chỉ số B1) của Việt Nam tương đối thấp, đứng thứ 96/140 nền kinh tế, đứng thứ 9/9 nước ASEAN (sau Brunei và Philippines). Việc đánh giá, xếp hạng Chỉ số B1 là hoạt động thường niên do WEF thực hiện, thu thập và tổng hợp ý kiến cảm nhận (thông qua trả lời Phiếu khảo sát) về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tuân thủ những quy định của pháp luật.

Chỉ số B1 là một trong những chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia vì nếu gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật mà các doanh nghiệp phải gánh chịu lớn do quy định pháp luật phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu, điều kiện, do mức phí và lệ phí không hợp lý thì sẽ tạo ra chi phí hành chính, chi phí đầu tư, phí và lệ phí cao; quy định pháp luật không rõ ràng, không khả thi sẽ tạo thêm chi phí cơ hội và chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu  việc tổ chức thi hành pháp luật không tốt sẽ làm gia tăng chi phí hành chính, chi phí không chính thức hoặc chi phí rủi ro pháp lý, làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây tốn kém cho doanh nghiệp, cản trở các doanh nghiệp đầu tư, hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao vị thế năng lực cạnh tranh quốc gia

Đây là thành tích đã đạt và vượt chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 02/NQ-CP (năm 2019 tăng ít nhất 02 bậc). Việt Nam lần đầu tiên vươn lên nửa trên của bảng xếp hạng thế giới về chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu, đạt vị trí 67/141 nền kinh tế được xếp hạng, tăng 10 bậc so với năm 2018.

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên nửa trên của bảng xếp hạng thế giới về chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu, đạt vị trí 67/141
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên nửa trên của bảng xếp hạng thế giới về chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu, đạt vị trí 67/141

Để thúc đẩy sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành và địa phương trong việc cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng cao xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 09/11/2018, Chính phủ đã ban hành “Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp”.

Tiếp đó, ngày 01/01/2019, Chính phủ ban hành “Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021”. Tại điểm b khoản 1 Mục III của Nghị quyết số 02/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật”  đến năm 2012 từ 05 - 10 bậc; năm 2019 ít nhất 02 bậc.

Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tư pháp đã tích cực chủ động xây dựng kế hoạch hành động, nghiên cứu, ban hành hướng dẫn chi tiết các Bộ, ngành địa phương trong toàn quốc thực hiện thống nhất hiệu quả các giải pháp, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trên toàn quốc tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp theo hướng dẫn để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 như: tiến hành rà soát, đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến chi phí tuân thủ pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, ngành và địa phương; tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp trực tiếp liên quan đến cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật; tổ chức đối thoại cùng doanh nghiệp bàn giải pháp giảm chi phí tuân thủ pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong thực thi công vụ, xử lý nghiêm minh các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong thi hành pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực phát sinh chi phí tuân thủ pháp luật…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...