Việt Nam thuộc các quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới, riêng TP.HCM nhận gần 9 tỷ USD trong năm 2023

Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hằng năm, Mỹ là quốc gia dẫn đầu do có số lượng người Việt nhập cư và sinh sống nhiều nhất...

Việt Nam thuộc các quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới, riêng TP.HCM nhận gần 9 tỷ USD trong năm 2023

Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn duy trì vị trí trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới. Trong năm 2023, lượng kiều hối về TP.HCM ước đạt gần 9 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2022. Đây là mức kiều hối cao nhất từ trước đến nay.

Theo ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó chủ nhiệm Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài, lượng kiều hối đổ về Việt Nam trong những ngày cuối năm 2023 tăng mạnh và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sát Tết Nguyên đán.

Trong đó, số lượng kiều hối cao nhất là ở TP.HCM. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, lượng kiều hối về thành phố trong năm 2023 ước đạt gần 9 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2022. Đây là mức kiều hối cao nhất từ trước đến nay.

Kiều hối luôn được đánh giá là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung - cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Trong 10 năm trở lại đây, lượng kiều hối đổ về được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định là điểm sáng của Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế toàn cầu, dòng kiều hối về Việt Nam có năm cũng bị sụt giảm theo xu hướng chung của các nước, nhưng vẫn duy trì vị trí trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong top 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hằng năm, Mỹ là quốc gia dẫn đầu do có số lượng người Việt nhập cư và sinh sống nhiều nhất; tiếp đó là Anh, Úc, Canada. Còn về xuất khẩu lao động, lượng kiều hối chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu lao động chính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Tại một số thị trường như Nhật Bản, số lao động người Việt chiếm tỷ lệ lớn nhất theo quốc tịch. Trên trang Vietjo và Nikkei của Nhật Bản tuần qua, lao động người Việt Nam tại Nhật Bản tăng 2,0% so với cùng kỳ năm ngoái lên 462.384 người, chiếm 25,4% tổng số lao động nước ngoài.

"Các công ty Nhật Bản đánh giá rất cao lao động người Việt bởi tính cách trung thực, tinh thần cố gắng trong công việc cũng như thái độ hòa đồng với đồng nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng các bạn có thể tiếp tục sang Nhật Bản làm việc", ông Shinohara Ryota, Trưởng phòng Tổng hợp, Cục Sản xuất chế tạo, Bộ Kinh tế Nhật Bản, nhận định.

Nhiều năm qua, Chính phủ đã có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để kiều bào an tâm về quê đầu tư kinh doanh cũng như muốn chuyển tiền đầu tư hay hỗ trợ người thân. Đó là thủ tục liên quan đến kiều bào, kiều hối đã thông thoáng; có những phản hồi, hỗ trợ cho kiều bào ở nước ngoài thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước. Đặc biệt, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025) cho phép bà con Việt kiều được đầu tư, kinh doanh bất động sản như công dân trong nước.

Cụ thể, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (quốc tịch Việt Nam) có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước. Như vậy, Việt kiều sẽ được đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật.

Xem thêm

Kiều hối chảy về TP Hồ Chí Minh giảm 13% trong 6 tháng

Kiều hối chảy về TP Hồ Chí Minh giảm 13% trong 6 tháng

Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. HCM thông qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3,16 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...