Viettel Post phải bồi thường hoàn toàn cho khách hàng vụ bị tố làm mất 4.000 khẩu trang từ thiện

Các luật sư cho rằng, trong sự việc Viettel Post bị tố làm mất 4.000 khẩu trang từ thiện nếu đẩy đủ điều kiện, Viettel Post phải bồi thường hoàn toàn cho khách hàng.
Viettel Post phải bồi thường hoàn toàn cho khách hàng vụ bị tố làm mất 4.000 khẩu trang từ thiện

Cụ thể, dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng Văn phòng Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết: Theo Điều 541 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa như sau:

Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật này. Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

Điều 536 quy định về nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển như sau: Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thỏa thuận. Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển.

Như vậy có thể thấy Bộ luật dân sự quy định bên thuê vận chuyển phải cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển. Do đó nếu bên thuê đã khai báo đầy đủ thì bên vận chuyển phải đền bù toàn bộ trị giá số hàng bị mất.

Kiện hàng bị móp méo, cắt băng khi nhận bàn giao
Kiện hàng bị móp méo, cắt băng khi nhận bàn giao

Cũng theo luật sư này, có một nghịch lý là tại Điều 24 Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bưu chính, có quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:

- Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp ngoài hợp đồng hoặc các nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.

- Bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi toàn bộ thì được bồi thường theo quy định đối với từng loại dịch vụ. Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp quy định không thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của từng loại dịch vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

“Được biết hiện nay Viettel có triển khai việc bảo hiểm hàng hóa khi gửi đi. Do đó nếu lô hàng có mua bảo hiểm thì sẽ được bồi thường toàn bộ trị giá lô hàng bị mất”. Luật sư Diệp Năng Bình nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hùng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, số khẩu trang trên là hàng từ thiện, hơn nữa lại trong đại dịch nên việc mất hơn 4.000 chiếc gây xôn xao dư luận là điều dễ hiểu. “Theo tôi, Viettel Post cần phải làm rõ việc mất khẩu trang này ở khâu nào và có lời giải thích với đối tác của họ. Việc mất này xảy ra ở khâu nào, mất do lúc nhận hàng của khách không kỹ hay khi nhân viên xử lý, vận chuyển. Hơn nữa, tại sao băng keo ở một số thùng lại bị bong ra? Việc này nếu không làm rõ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Viettel Post”, luật sư Hùng nói.

Luật sư Hùng nói thêm, nếu số khẩu trang đó là hàng từ thiện, nếu việc giải quyết không công khai, minh bạch sẽ có dư âm rất xấu cho đơn vị vận chuyển. Bởi Viettel Post cũng không ít lần bị khách hàng phản ánh trên báo chí về việc làm mất, tráo đổi hàng của khách.

Số kg sau khi cân lại mỗi thùng
Số kg sau khi cân lại mỗi thùng

Trước đó, theo Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần TM–DV Du lịch Vịnh San Hô Đỏ, ngày 28/3, ông Sơn gửi 8 thùng khẩu trang ra tỉnh Thừa Thiên – Huế để làm từ thiện cho vùng sâu, vùng xa.

Người nhận ghi trên giấy là anh Lê Thanh Bình (SN 1995, ngụ thôn An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Ông Sơn gửi 8 thùng khẩu trang từ thiện thông qua dịch vụ của công ty vận chuyển là Viettel Post.

Chiều ngày 31/3, các kiện hàng đến Thừa Thiên – Huế. Khi đó, bưu tá tên Nguyễn Ngọc Tuấn giao hàng cho anh Lê Thanh Bình. Tuy nhiên, khi kiểm tra anh Bình thấy sự bất thường trong những thùng khẩu trang nên nhất quyết không nhận.

Trong biên bản giữa anh Bình và người giao hàng là bưu tá Nguyễn Ngọc Tuấn nêu rõ: " Trong lúc giao hàng có thùng hàng còn băng keo dán, có thùng thấy móp, có thùng thấy nguyên đai, có thùng thấy hở băng keo, nên bưu tá cùng với anh Bình cùng nhau đồng kiểm, cắt ra thấy 8 thùng khẩu trang đều 30 hộp/thùng khẩu trang nên tiến hành cân thực tế trọng lượng quy đổi thùng là 17,625 kg, trên cân thực ở bàn cân 9,9 kg, nên anh Bình không nhận".

Sau đó, bưu tá Tuấn đã chở số lượng 8 kiện hàng khẩu trang về xử lý.

Được biết, số khẩu trang trên nằm trong chương trình tặng 1 triệu khẩu trang Liz’N Health cho các tổ chức, đơn vị trên toàn quốc do các Công ty TNHH Việt Nam PROJECT; Công ty Công nghệ Hồng Cơ; Công ty Cổ phần TM-DV Du lịch Vịnh San Hô Đỏ tài trợ.

Theo đại diện Công ty Cổ phần TM–DV Du lịch Vịnh San Hô Đỏ, mỗi thùng khẩu trang Liz’N Health nhập từ Mỹ về nguyên đai, nguyên kiện có 40 hộp, mỗi hộp 50 cái, mỗi thùng tổng cộng 2.000 cái khẩu trang. Thế nhưng, khi anh Bình mở ra kiểm đếm chỉ có 30 hộp/thùng. Điều này đồng nghĩa với việc 8 thùng khẩu trang bị mất khoảng 80 hộp. Số lượng khẩu trang bị mất là 4.000 chiếc.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…