Viettel xin gỡ vướng về cơ chế để tăng nghiên cứu khoa học

Theo quyền Chủ tịch Viettel, vì cơ chế rất khó, mỗi năm doanh nghiệp này có 4.000 tỷ để nghiên cứu khoa học nhưng chỉ tiêu được 700 tỷ trong số đó.
Viettel xin gỡ vướng về cơ chế để tăng nghiên cứu khoa học

Tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số, ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đã kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy định về việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo hướng tăng tính chủ động cho doanh nghiệp.

"Mỗi năm, Viettel có khoảng 4.000 tỷ để nghiên cứu khoa học, nhưng vì cơ chế rất khó nên chỉ tiêu được khoảng 700 tỷ", ông Dũng nói và khẳng định nếu tiêu được thêm, chắc chắn kết quả nghiên cứu khoa học sẽ được nhiều hơn.

Theo ông Dũng Viettel xác định hạ tầng viễn thông, nền tảng công nghệ số đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội số. Tập đoàn quyết tâm tự chủ nghiên cứu, sản xuất ra các thiết bị, hệ sinh thái hạ tầng mạng viễn thông và hạ tầng số thực hiện chiến lược "Make in Vietnam".

"Nếu tiếp tục đi mua của nước ngoài, chúng ta sẽ không làm chủ được công nghệ, đảm bảo an toàn an ninh mạng lưới, bảo mật thông tin", lãnh đạo Viettel nói.

Ngoài kiến nghị về cơ chế chi tiền cho nghiên cứu, Quyền Chủ tịch Viettel cũng xin các chính sách đặc thù cho các sản phẩm công nghệ "Make in Vietnam" tại thị trường nội địa. Ông cho biết, hiện nay, Viettel rất muốn bán các sản phẩm tại thị trường nội địa, nhưng còn vướng các cơ chế khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa thể mua được sản phẩm công nghệ cao của Viettel.

Cuối cùng, tập đoàn này kiến nghị Chính phủ xác định đối tác chiến lược về khoa học công nghệ cấp quốc gia, định hướng hợp tác về khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp và cho đất nước.

Xem thêm

Viettel "tháo chạy" khỏi siêu dự án tại Mê Linh?

Viettel "tháo chạy" khỏi siêu dự án tại Mê Linh?

Ngày 14/9 tới, Tập đoàn công nghiệp – viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ chào bán cạnh tranh cả lô gần 4,6 triệu cổ phiếu, tương đương gần 40% vốn điều lệ của CTCP Vĩnh Sơn – chủ đầu tư dự án Rose Valley với giá khởi điểm hơn 922 tỷ đồng.
Vị thế của Viettel Global đang bị đe doạ?

Vị thế của Viettel Global đang bị đe doạ?

Kinh doanh sa sút, âm vốn chủ sở hữu, khoản đầu tư vào Mytel về “mo”, thị giá cổ phiếu liên tiếp giảm… đang là những yếu tố khiến Viettel Global trở nên yếu thế trước đối thủ.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...