Vinachem bị phong tỏa hàng nghìn tỷ đồng tài sản

Theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2019 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem),xuất hiện các khoản nợ tiềm tàng và các tài sản liên quan do tranh chấp với các đối tác bị Tòa án nhân dân Tp Hà Nội và TP.HCM phong tỏa.
Vinachem bị phong tỏa hàng nghìn tỷ đồng tài sản

Cụ thể, theo đơn khởi kiện bổ sung của CTCP Thiết kế Công nghiệp Hóa chất tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), tổng giá trị nhà thầu đã thực hiện tương ứng là hơn 22 triệu USD. Giá trị được chủ đầu tư thanh toán là hơn 10 triệu USD. Giá trị còn thiếu và đòi bồi thường Thiết kế Công nghiệp Hóa chất khởi kiện tại VIAC là hơn gần 12,5 triệu USD.

Theo đó, ngày 9/1/2019, TAND Tp Hà Nội đã ra quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “Dừng thanh toán bảo lãnh thư tạm ứng đối với số tiền hơn 8,4 triệu USD theo Thư bảo lãnh tiền tạm ứng tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình cho Vinachem để chờ phán quyết của VIAC”.

Ngày 11/1/2019, Vinachem đã gửi đơn khiếu nại cho Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội. Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội không chấp nhận đơn khiếu nại của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Ngày 20/02/2019, Tòa án Nhân dân TP. HCM cũng ra quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thực hiện phong tỏa tài khoản và tài sản của Tập đoàn.

Cụ thể, phong tỏa hơn 12 triệu cổ phần thuộc quyền sở hữu của Vinachem tại CTCP Phân bón Bình Điền (mã: BFC); phong tỏa tài khoản của Vinachem tại Chi nhánh Ba Đình của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tổng giá trị bị phong tỏa là hơn 13 triệu USD.

Cũng trong tháng 2/2019, VIAC chi nhánh Hồ Chí Minh đã đưa ra thông báo về vụ tranh chấp giữa Vinachem với Công ty TNHH Đại Chúng TTCL và Công ty TNHH TTCL Việt Nam. Theo đó, hai nguyên đơn đã yêu cầu Vinachem thực hiện giá trị tranh chấp bao gồm Công ty TNHH Đại chúng TTCL yêu cầu hơn 110,4 triệu USD, Công ty TNHH TTCL Việt Nam yêu cầu hơn 18,3 triệu USD.

Vinachem bị phong tỏa hơn 36 triệu cổ phiếu BFC của Phân bón Bình Điền
Vinachem bị phong tỏa hơn 36 triệu cổ phiếu BFC của Phân bón Bình Điền

Đến tháng 4/2019, TAND TP.HCM ra quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thực hiện phong tỏa tài khoản và tài sản của Vinachem. Theo đó, phong tỏa hàng loạt cổ phần thuộc quyền sở hữu của Vinachem: 24 triệu cổ phiếu BFC ; 10 triệu cổ phần tại CTCP Bột giặt Lix (mã: LIX) và 7,5 triệu cổ phần tại CTCP Hóa chất Việt Trì (mã: HVT). Tổng giá trị tính theo thị giá tại ngày 4/4 của số cổ phiếu bị phong tỏa kể trên vào khoảng 1.425 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu của Vinachem đạt 21.336 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ. Trong khi đó chi phí tài chính và chi phí bán hàng cũng đồng thời tăng 8% và 4,5% lần lượt ở mức 1.342 tỷ và 1.253 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế của Vinachem giảm mạnh 40,4% còn 218,7 tỷ đồng. Đáng nói, phần lợi nhuận thuộc về công ty mẹ chỉ vỏn vẹn 28,5 tỷ đồng, còn lại hơn 190 tỷ đồng là cổ đông không kiểm soát.

Tại thời điểm cuối tháng 6/2019, tổng nguồn vốn của Vinachem là 55.737 tỷ đồng, riêng nợ vay là hơn 26.600 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ tài chính ngắn và dài hạn chiếm lần lượt 14.050 tỷ đồng và 12.697 tỷ đồng.

Nợ ngắn hạn của Vinachem đã vượt tài sản ngắn hạn hơn 2.697 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vẫn còn âm 2.721 tỷ đồng.

Ngoài ra, kiểm toán cũng đưa ra kết luận ngoại trừ và nhấn mạnh về một số khoản vay của Vinachem đã quá hạn thanh toán có dư nợ gốc 668,9 tỷ đồng, lãi quá hạn, lãi phạt chậm tương ứng 336 tỷ đồng.

Xem thêm

Vinachem xin được khoanh nợ, kéo dài thời hạn vay

Vinachem xin được khoanh nợ, kéo dài thời hạn vay

Trước những khoản nợ lớn còn đang dang dở, lãnh đạo Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) đã kiến nghị với các ngân hàng chấp thuận cho phép được khoanh nợ hoặc giảm lãi suất, kéo dài thời hạn vay...

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...