Vinalines lãi đột biến hơn 2.000 tỷ đồng

Doanh thu năm 2016 của Vinalines giảm 20% chỉ đạt 1.353 tỷ đồng, còn lợi nhuận sau thuế tăng hơn gấp đôi năm trước, đạt 2.148 tỷ đồng nhờ đóng góp của khoản thu nhập khác.
Vinalines lãi đột biến hơn 2.000 tỷ đồng

Doanh thu giảm 20% nhưng Vinalines vẫn ghi nhận lãi sau thuế tăng đột biến

Báo cáo tài chính kiểm toán vừa được Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) công bố cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2016 đạt 1.353 tỷ đồng, giảm 20% so với năm trước. Do giá vốn bán hàng tăng mạnh, cộng thêm doanh thu hoạt động tài chính giảm đột biến nên Vinalines ghi nhận lỗ thuần lên đến 1.620 tỷ đồng, gấp 37 lần năm trước.

Tuy nhiên, nhờ khoản thu nhập khác trị giá 4.043 tỷ đồng mà kết quả kinh doanh được cứu vãn. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.148 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi năm trước.  Tính đến cuối năm, tổng nợ phải trả của Vinalines giảm hơn 1.000 tỷ, xuống còn 6.594 tỷ đồng. Tổng tài sản ước tính là 18.909 tỷ đồng, trong đó tài sản dài hạn chiếm hơn 82% mà chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính vào công ty con và công ty liên doanh, liên kết. 

Đáng chú ý là trong báo cáo lần này, Công ty kiểm toán KPMG đã đưa ra hàng loạt ý kiến ngoại trừ. Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2015, tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, phải thu về cho vay ngắn hạn, trả trước cho người bán dài hạn… gần 700 tỷ đồng. Đây là các khoản phải thu thương mại, thu từ công ty đang làm thủ tục phá sản và một số cá nhân liên quan đến vụ án ụ nổi 83M. 

Tuy nhiên, ban lãnh đạo Vinalines chưa tiến hành đánh giá khả năng thu hồi của những khoản phải thu này. Điều này khiến công ty kiểm toán không thể thực hiện những thủ tục thích hợp để xác định khả năng thu hồi, dẫn đến không thể xác định các điều chỉnh cần thiết đối với lỗ lũy kế tại thời điểm cuối năm 2016 và nhiều chỉ tiêu khác.

KPMG cho biết, đơn vị này bắt đầu kiểm toán sau ngày 31/12/2015 nên không tham dự hoạt động kiểm kê hàng tồn kho, nguyên vật liệu với giá trị ghi sổ hơn 186 tỷ đồng và cũng không thực hiện được thủ tục kiểm toán thay thế để thu thập bằng chứng về số liệu này. Do đó, phía kiểm toán không xác định các điều chỉnh cần thiết đối với giá vốn bán hàng và lợi nhuận sau thuế.

Từ tháng 10 đến tháng 12/2015, ba công ty con của Vinalines gồm Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines), Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon), Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cà Mau được toà án mở thủ tục phá sản. 

Đơn vị kiểm toán cho rằng, Tổng công ty có thể phát sinh nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Vinashinlines tương ứng với mức vốn điều lệ đã đăng ký theo quy định trong Luật Doanh nghiệp mặc dù chưa góp đủ số vốn điều lệ này. Đây là doanh nghiệp được chuyển giao từ Vinashin vào năm 2010 nhưng hoạt động không có chuyển biến tích cực, thua lỗ ngày càng lớn nên được đề xuất cho phá sản.

Do ban lãnh đạo chưa ước tính những nghĩa vụ nào khác có thể phát sinh liên quan đến việc thực hiện thủ tục phá sản đối với Vinashinlines, Falcon và Công nghiệp tàu thuỷ Cà Mau nên kiểm toán không thể tiến hành thủ tục kiểm toán để xác định ảnh hưởng của việc chưa góp đủ vốn, cũng như các nghĩa vụ khác có thể phát sinh đối với báo cáo tài chính riêng.

Cách đây không lâu, Vinalines cho biết đã hoàn tất khâu thẩm định giá trị doanh nghiệp theo lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Dự kiến trong tháng 11 năm nay sẽ phê duyệt phương án cổ phần hoá và chính thức đấu giá cổ phiếu lần đầu ra bên ngoài sau đó một tháng. Tổng vốn điều lệ dự kiến trong đợt chào bán này lên đến 550 triệu USD.

Thủ tướng đã quyết định Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ tại công ty mẹ Vinalines sau khi cổ phần hoá. Các nhà đầu tư chiến lược có cơ hội nắm giữ 17,25% vốn điều lệ.

Theo kế hoạch đã được phê duyệt, Tổng công ty sẽ nắm giữ vốn tại một số doanh nghiệp dịch vụ hàng hải và logistics quy mô lớn và khả năng cạnh tranh cao, đồng thời, thoái vốn hoặc giải thể các doanh nghiệp không phục vụ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính.

Từ nay đến năm 2020, Vinalines tập trung khai thác hiệu quả các cảng biển hiện nắm giữ nằm ở những vị trí chiến lược và phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển, đội tàu biển và cơ sở hạ tầng logistics nhằm tạo chuỗi cung ứng dịch vụ trọn gói để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Theo Phương Đông/Vnexpress

 >> Bí ẩn khoản thu nhập "khủng" trên 4.000 tỷ của Vinalines

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...