Vinatex thoái sạch vốn tại Công ty May Đồng Nai

Vinatex sẽ chào bán riêng lẻ toàn bộ cổ phần tại May Đồng Nai cho dưới 100 nhà đầu tư có sự cạnh tranh về giá, với giá khởi điểm chào bán là 35.000 đồng/cổ phần...

Vinatex thoái sạch vốn tại Công ty May Đồng Nai

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex – mã chứng khoán: VGT) đã thông qua nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thoái toàn bộ vốn tại công ty liên kết là CTCP Tổng Công ty May Đồng Nai (Donagamex).

Hiện tại, Vinatex đang nắm giữ hơn 2,8 triệu cổ phần tại Donagamex, chiếm 25,7% vốn điều lệ. Theo đó, công ty sẽ chào bán riêng lẻ toàn bộ cổ phần cho dưới 100 nhà đầu tư có sự cạnh tranh về giá, với giá khởi điểm chào bán là 35.000 đồng/cổ phần. Thời gian triển khai dự kiến từ quý 3/2024. Ước tính theo mức giá này, dự kiến Vinatex thu về ít nhất 98,3 tỷ đồng sau khi thoái vốn thành công.

Theo tìm hiểu, Donagamex là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thuộc Bộ Công Thương. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; kinh doanh các thiết bị, phụ tùng và các sản phẩm của ngành dệt may.

Xét về kết quả hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023, Donagamex ghi nhận doanh thu thuần đạt 485,2 tỷ đồng, giảm gần 50% so với cùng kỳ. Doanh thu sụt giảm khiến công ty phải gánh lỗ sau thuế 30,8 tỷ đồng năm vừa qua, trong khi năm 2022 lãi sau thuế 12,2 tỷ đồng.

Còn về kết quả kinh doanh của Vinatex, kết thúc quý 2/2024, công ty thu về 4.127 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp của Vinatex đạt 478,4 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp 2,5 lần.

Quý vừa qua, các khoản chi phí đều ghi nhận tăng như chi phí tài chính tăng 14,2% lên mức 135,1 tỷ đồng. Chi phí bán hàng đạt 121,8 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 222,2 tỷ đồng, tăng lần lượt 16,7% và 29,3%.

Mặc dù các chi phí đều cao song doanh thu khởi sắc nên Vinatex vẫn báo lãi sau thuế quý 2/2024 tăng gấp 5,3 lần cùng kỳ, đạt 131,6 tỷ đồng.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của Vinatex đạt 8.083 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 1,7 lần, lên mức 203,5 tỷ đồng.

Giải trình về kết quả này, Vinatex cho biết 6 tháng đầu năm 2024, ngành dệt may đã có dấu hiệu phục hồi. Hiệu quả ngành may tương đối tốt do số lượng đơn hàng nhiều, các doanh nghiệp bố trí sản xuất tốt, mặc dù đơn giá còn thấp, đơn hàng nhỏ lẻ, thời gian giao hàng gấp và yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Vinatex giảm 0,8% so với đầu năm, còn 18.922 tỷ đồng. Chiếm phần lớn trong tổng tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn với 2.606 tỷ đồng, hàng tồn kho với 3.320 tỷ đồng, đầu tư tài chính dài hạn với 3.024 tỷ đồng …

Bên cạnh đó, tổng số nợ phải trả là 10.010 tỷ đồng, bao gồm 6.967 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 3.043 tỷ đồng nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu của Vinatex tính đến cuối quý 2/2024 đạt mức 8.911 tỷ đồng, giảm 2,5% so với đầu năm.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 23/8, cổ phiếu VGT đóng cửa ở mức 15.300 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp dệt may này trên thị trường đạt khoảng 7.650 tỷ đồng.

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-23 lúc 17.40.31.png
Thị giá cổ phiếu VGT trong thời gian gần đây

Một diễn biến liên quan đến ngành dệt may, trước thông tin dệt may Bangladesh gặp khó do tình hình bạo loạn tại nước này ngày càng leo thang, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng nhận định với tình hình trên thì trước mắt sẽ có một số lợi thế cho dệt may Việt Nam.

Các chuyên gia của VITAS cho rằng năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh sẽ tạm thời bị giảm sút, trong khi hiện nay là giai đoạn cao điểm, các nhà máy trên thế giới đang chạy đua để sản xuất hàng cho mùa đông. Điều này dẫn đến khách hàng sẽ phải chuyển dịch đơn hàng sang nước khác, để bù đắp số lượng bị thiếu hụt. Từ đó khiến niềm tin của khách hàng đối với ngành dệt may Bangladesh sẽ bị giảm sút.

Ngoài ra, Bangladesh cũng đang phải chịu sức ép tăng lương cho người lao động. Do đó, lợi thế về chi phí lao động của nước này sẽ bị giảm sút.

Có thể bạn quan tâm

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Trong bối cảnh thị trường truyền thông và giải trí cạnh tranh khốc liệt, Yeah1 ghi dấu ấn bằng kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2025. Doanh nghiệp này còn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại khi một quỹ lớn đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn...

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với cuộc đua margin sôi động chưa từng có, khi hàng loạt công ty chứng khoán như VPS, Kafi, SSI, VCBS và VPBankS liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới về tăng trưởng dư nợ...

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 đã có một phiên giao dịch đầy biến động do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi loạt thông tin quan trọng về dữ liệu kinh tế và báo cáo lợi nhuận từ một số tập đoàn lớn nhất nước Mỹ…