Vn-Index chính thức “chạm tay đến thiên đường”

Sau nhiều lần thất bại, chỉ số Vn-Index đã chính thức vượt ngưỡng 1.200 điểm trong phiên giao dịch ngày 18/3.
Vn-Index chính thức “chạm tay đến thiên đường”

Phiên giao dịch 18/3 khép lại với sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường. Chỉ số Vn-Index tăng 14, 85 điểm, tương đương 1.25% lên 1.200.94 điểm; HNX-Index tăng 0,93 điểm, tương đương 0,34% lên 277.48 điểm.

Đà tăng của nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường đã dẫn dắt thị trường giao dịch đầy sôi động. Trong đó, tâm điểm là nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Các mã VCB, BID, TCB… bứt phá mạnh mẽ. Thanh khoản nhóm ngân hàng dẫn đầu là STB với hơn 19.8 triệu đơn vị, theo sau là các mã TCB, CTG, MBB…

Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 340 tỷ đồng trên toàn thị trường, lực bán tập trung vào một vài cổ phiếu như CTG, MSB, VNM, HPG…Trên HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng 8,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 349,73 tỷ đồng.

Mặc dù thị trường tăng điểm nhưng giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng trên toàn thị trường gây ảnh hưởng phần nào tới hành trình vượt đỉnh lịch sử của Vn-Index nhưng những tín hiệu khởi sắc từ vĩ mô đến kiểm soát dịch bệnh đã giúp VnIndex vượt mốc lịch sử.

Cụ thể, số liệu từ Tổng cục thống kê cho biết trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 48,55 tỷ USD, tăng 23,2%; trong khi nhập khẩu đạt 47,25 tỷ USD, tăng 25,9%.

Tính chung 2 tháng đầu năm, xuất siêu tiếp tục duy trì 1,29 tỷ USD. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong 2 tháng đầu năm ước tính tăng 7,4%. Bên cạnh đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 2 tăng từ 51,3 điểm trong tháng 1 lên 51,5 điểm trong tháng 2 cũng củng cố tâm lý giới đầu tư.

Ngoài những yếu tố tích cực từ vĩ mô, việc kiểm soát tốt dịch Covid-19 những ngày gần đây cùng sự khởi sắc của các thị trường khu vực cũng hỗ trợ đáng kể cho đà tăng của Vn-Index.

Trong những bản nhận tin nhận định thị trường gần đây, các công ty chứng khoán trong nước cũng đã khá đồng thuận khi cho rằng Vn-Index sẽ sớm vượt mốc 1.200 điểm lịch sử ngay trong tháng 3 thể hiện kỳ vọng tích cực vào thị trường.

Có thể kể đến Chứng khoán SHS cho biết trong một báo cáo gần đây, nhiều cổ phiếu hiện đã vào xu hướng tăng ngắn hạn mới cũng như nhiều mã vượt vùng đỉnh giá tương ứng Vn-Index 1.200 thời điểm tháng 1/2021 như nhóm cổ phiếu dầu khí. 

Hay như hồi đầu tháng 3, Chứng khoán MBS đánh giá thị trường đang có nhiều cơ hội để vượt đỉnh lịch sử 1.200 điểm trong các phiên sắp tới. Hỗ trợ đà tăng của thị trường trong nước là các thị trường chứng khoán thế giới đang tăng trở lại sau tuần giảm điểm cuối tháng 1. Bên cạnh đó, dòng tiền đang có dấu hiệu quay trở lại thị trường đến từ nhóm nhà đầu tư cá nhân.

Cùng chung nhận định đó, VDSC đánh giá Vn-Index đang có cơ hội nới rộng nhịp tăng và hướng đến vùng đỉnh 1.200 điểm. VDSC cho rằng thị trường đã chuyển qua giai đoạn bùng nổ và các cổ phiếu từ vốn hóa lớn hay nhỏ đều đồng loạt tăng giá.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...