VNECO đề xuất xây loạt dự án điện gió gần 5.500 tỷ đồng tại Hà Tĩnh

VNECO cam kết chịu trách nhiệm về tính khả thi trong việc đề xuất nghiên cứu khảo sát, bổ sung quy hoạch đấu nối, chịu mọi chi phí liên quan trong quá trình thực hiện dự án.
VNECO đề xuất xây loạt dự án điện gió gần 5.500 tỷ đồng tại Hà Tĩnh

Mới đây, Tổng công ty Cổ phần xây dựng điện Việt Nam (VNECO) đã có văn bản đề xuất với UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép nghiên cứu đầu tư các dự án điện gió tại Kỳ Anh với tổng mức đầu tư gần 5.500 tỷ đồng.

Cụ thể, trong văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh, VNECO đề xuất được đầu tư dự án nhà máy điện gió Kỳ Anh có công suất 120MW tại huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh với tổng mức đầu tư 2.430 tỷ đồng. Trong đó vốn góp của doanh nghiệp là 486 tỷ đồng, nguồn vốn huy động 1.944 tỷ đồng.

Tiếp theo, VNECO đề xuất đầu tư dự án nhà máy điện gió Kỳ Anh PT1, PT2, PT3 có tổng công suất 150MW tại huyện Kỳ Anh với tổng mức đầu tư 3.040 tỷ đồng. Trong đó, vốn của doanh nghiệp 608 tỷ đồng, nguồn vốn huy động là 2.432 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, tiến độ của cả 2 dự án từ tháng 8/2022 được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận hồ sơ bổ sung quy hoạch; tháng 12/2022 đưa dự án vào quy hoạch điện và bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 6/2023; dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động từ tháng 12/2024.

VNECO cam kết chịu trách nhiệm về tính khả thi trong việc đề xuất nghiên cứu khảo sát, bổ sung quy hoạch đấu nối, chịu mọi chi phí liên quan trong quá trình thực hiện dự án. Trước đề xuất của doanh nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản giao các sở, ngành địa phương xem xét cụ thể và có phương án tham mưu trình UBND tỉnh.

Được biết, Tổng công ty Cổ phần xây dựng điện Việt Nam (VNECO) tiền thân là Tổng đội Xây lắp điện 3, thành lập ngày 25/10/1995 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Năm 2007, cổ phiếu của công ty niêm yết tại HOSE với mã VNE. Cùng trong năm, VNECO tăng vốn điều lệ lên 320 tỷ đồng.

Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực xây lắp các công trình hệ thống lưới điện và trạm biến áp đến 500KV, xây dựng các công trình dân dụng, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Trụ sở chính của VNECO đặt tại số 344 Phan Châu Trinh, phường Bình Thuận, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Anh Tuấn.

Ngày 18/3/2015, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ 18,9 triệu cổ phiếu VNE của Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam, thu về 255 tỷ đồng. Số cổ phiếu trên – tương đương 30% cổ phần của VNECO – đã được sang tên cho Công ty Cổ phần Khải Toàn (KTG) (17,17% cổ phần) và bà Đinh Thị Bích Phượng (12,55%). Vốn điều lệ của VNECO lúc này tăng từ 637 tỷ đồng lên 823 tỷ đồng. Tính đến năm 2021, vốn chủ sở hữu của VNECO là 1.023 tỷ đồng, tổng tài sản là 3.483 tỷ đồng. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nhuộm đỏ rực những con phố, những bản làng, thôn xóm. Giữa tiếng nhạc rộn rã, tiếng hò reo náo động là những khuôn mặt rạng rỡ xen lẫn ánh mắt rưng rưng niềm xúc động. Một lần nữa, ký ức và khát vọng của dân tộc Việt Nam cùng trào dâng, như dòng sông cuộn chảy. Ngày 30/4 không chỉ là ngày đất nước liền một dải, mà hơn thế nữa, đó là ngày lòng người Việt Nam cùng thống nhất trong tự hào, trong yêu thương và khát vọng dựng xây một tương lai tươi sáng – ngày Đất nước trọn niềm vui...

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...