VNPT sẽ cắt liên lạc thuê bao phát tán cuộc gọi rác

Bắt đầu từ 1/7, Cục Viễn thông thuộc Bộ TT&TT phối hợp cùng các nhà mạng triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi rác.

Các doanh nghiệp viễn thông sẽ ứng dụng giải pháp công nghệ phân tích dữ liệu lớn (big data) và máy học (machine learning) để nhận diện thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác, từ đó đưa ra biện pháp ngăn chặn. Theo đó, Viettel sẽ triển khai giải pháp từ 1/7, VinaPhone của VNPT và MobiFone sẽ áp dụng triển khai trước ngày 1/8. Sáu doanh nghiệp viễn thông còn lại là Vietnamobile, Indochina Telecom, Hanoi Telecom, CMC, Saigon Postel và Viễn thông FPT sẽ triển khai giải pháp trước ngày 1/10.

Cục Viễn thông cùng các doanh nghiệp đã thống nhất 5 tiêu chí để xác định "cuộc gọi rác", bao gồm tần suất thực hiện cuộc gọi, tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn, tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn, tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ và đặc điểm hành vi sử dụng. Bên cạnh đó, ý kiến phản hồi tới các nhà mạng của khách hàng khi phải nhận cuộc gọi nghi ngờ là cuộc gọi rác cũng đóng vai trò quan trọng.

Việc ngăn chặn thuê bao thực hiện cuộc gọi rác sẽ dựa trên số lượng phản hồi từ khách hàng. Nhà mạng sẽ chặn chiều gọi đi của thuê bao được xác định đã phát tán cuộc gọi rác. Đây là giải pháp tiếp theo trong lộ trình xóa sạch SIM rác, tin nhắn và cuộc gọi rác của cơ quan quản lý ngành viễn thông và các nhà mạng. Trước đó Thanh tra Bộ TT&TT đã đề xuất người dùng sẽ nhập số chứng minh nhân dân (CMND) một lần khi nạp thẻ để cập nhật thông tin thuê bao. Đây là động thái nhằm siết quản lý SIM rác cũng như cập nhật lại thông tin thuê bao chính chủ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Các đại biểu thảo luận tại diễn đàn

Thời điểm bản lề để Việt Nam “chuyển mình” sang quốc gia sản xuất công nghệ cao

Nhận định này được đa số các đại biểu đưa ra tại Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 diễn ra ngày 2/7, tại Hà Nội trong bối cảnh địa chính trị và công nghệ toàn cầu biến động, Việt Nam đang từng bước chuyển mình từ “công xưởng sản xuất” trở thành trung tâm sáng tạo công nghệ cao của khu vực..