VNU - TechGate 2023: Tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu và thực tiễn

Chiều 7/4, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp (CSK) trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình VNU – TechGate 2022 và phát động Chương trình VNU - TechGate 2023...

PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm CSK cho biết, Trung tâm được thành lập với sứ mệnh là đơn vị đầu mối triển khai tiếp nhận và chuyển giao tri thức, thương mại hoá sản phẩm khoa học công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Năm 2023 đánh dấu chặng đường 5 năm đầu tiên “xây nền đắp móng” và triển khai các giai đoạn tiếp theo. Trung tâm dự kiến sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động chuyển giao công nghệ và hỗ trợ khởi nghiệp.

VNU - TECHGATE
PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm CSK công bố chương trình VNU - TechGate 2023

Trong đó, VNU - TechGateVNU startup 100 là chương trình mang tính đột phá để thực hiện chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

VNU - TechGate là chương trình do Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp khởi xướng nhằm tăng cường hiệu quả công tác hỗ trợ cho các đơn vị, các nhà khoa học trong công tác đăng ký, bảo hộ sở hữu trí tuệ; khai thác quản lý, tạo lập tài sản trí tuệ; tiếp nhận đặt hàng của các địa phương/các doanh nghiệp để thúc đẩy việc tiếp nhận và chuyển giao tri thức, thương mại hoá sản phẩm khoa học công nghệ; ươm tạo các doanh nghiệp Khoa học công nghệ (spinoff), hỗ trợ khởi nghiệp, gia tăng chỉ số đổi mới sáng tạo.

Tới năm 2022, VNU - TechGate đã có nhiều kết quả tốt, như tổ chức tư vấn và đầu mối tiếp nhận đặt hàng nghiên cứu từ các doanh nghiệp/ Hiệp hội doanh nghiệp đối với các Nhà khoa học và đơn vị trong ĐHQGHN.

Chương trình VNU-Techgate năm 2023 với trọng tâm là “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu/sản phẩm khoa học công nghệ của các nhà khoa học ĐHQHGN” với mục tiêu thúc đẩy các hoạt động kết nối, tiếp nhận đặt hàng của các địa phương/doanh nghiệp.

Nói rõ hơn, ông Vũ Trọng Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm CSK cho biết, VNU-Techgate năm 2023 đã có sự tham gia cả hơn 200 sản phẩm KH&CN có tiềm năng chuyển giao, thương mại hoá. Chương trình đặt kỳ vọng tăng cường gắn kết giữa nghiên cứu và thực tiễn, đưa các kết quả nghiên cứu, sản phẩm khoa học công nghệ của các nhà khoa học ra thị trường, thương mại hoá tài sản tri thức, trí tuệ thành các giá trị thực tiễn, giải quyết các bài toán thực tế của thị trường, như cầu thực tế của doanh nghiệp…

Bên cạnh chương trình VNU- TechGate, Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp còn triển khai chương trình VNU startup 100 là chương trình ươm tạo các dự án khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên ĐHQGHN để tìm kiếm, chọn lọc những ý tưởng của sinh viên ĐHQGHN để hỗ trợ thành những donah nghiệp nhỏ và vừa….

VNU - TECHGATE
GS.TS. NGND. Nguyễn Hữu Đức - Nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN kỳ vọng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đại học Quốc gia

Nhận xét về các chương trình của CSK, mời GS.TS. NGND. Nguyễn Hữu Đức - Nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN cho rằng các chương trình này phù hợp với chủ trương lớn “Đổi mới, Sáng tạo” mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, cũng như đi đúng theo chiến lược phát triển của ĐHQGHN.

GS.TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng nên phát triển từ các chương trình này lên thành một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Để xây dựng được hệ sinh thái này, không chỉ CSK mà cần sự vào cuộc, giúp sức của toàn thể ĐHQGHN...

Trong khuôn khổ chương trình, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp cũng đã ký các biên bản thỏa thuận, biên bản hợp tác nghiên cứu công nghệ và chuyển giao tri thức với các doanh nghiệp như Tổng Công ty Rau quả, nông sản-Vegetexco, Công ty Cổ phần O2 hay Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, viện Tài Nguyên và Môi trường...

Có thể bạn quan tâm