Vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Đồng tiền "hai mặt"

Đồng tiền nào cũng có hai mặt "tốt – xấu”, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng mang tính “hai mặt” của đồng tiền như vậy.
Vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Đồng tiền "hai mặt"

Đồng tiền nào cũng có hai mặt: “Mặt tốt – Mặt xấu”, nhận diện đúng bản chất từng mặt của nó để sử dụng có hiệu quả đồng tiền là một việc cần làm. Bởi vì hai mặt của đồng tiền luôn đi cùng nhau, không thể tách đôi đồng tiền ra để chỉ sử dụng mặt tốt còn bỏ đi mặt xấu.

Biết sử dụng đồng tiền thì mặt tốt của nó sẽ lấn át mặt còn lại và mặt xấu không có điều kiện phát triển sẽ dần bị triệt tiêu. Nhưng quan trọng nhất để “biết sử dụng đồng tiền” thì phải làm thế nào và cần có những điều kiện gì?

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng mang tính “hai mặt” của đồng tiền như vừa nêu trên.

FDI không đơn giản chỉ là một đồng tiền cụ thể nên ở tầm vĩ mô ngoài quan hệ cá nhân – cá nhân, doanh nghiệp – doanh nghiệp, đằng sau nó ở tầm vi mô là quan hệ Chính phủ - Chính phủ, không còn mang nội dung kinh tế đơn thuần.

“Biết sử dụng đồng tiền” ở tầm vĩ mô này phụ thuộc vào công tác quản lý nhà nước về FDI ở các cấp quản lý.

Có thể nói, sự nghiệp thu hút FDI của Việt Nam 30 năm qua (1987 – 2017) để thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã rất thành công.

Tính đến 20/11/2017 theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), Việt Nam đã thu hút được hơn 316,9 tỷ USD vốn FDI đăng ký – vượt quá khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Trong đó trên 170,8 tỷ USD đã được giải ngân, đưa vào đầu tư, sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp có vốn FDI. Nguồn vốn này hiện đã chiếm tới gần 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp, nộp ngân sách từ khối doanh nghiệp FDI tăng đều hàng năm,…

Nhìn tổng thể, bức tranh FDI tại Việt Nam trong 30 năm qua cho thấy: Thu hút và sử dụng FDI thành công là chủ yếu, các tồn tại chỉ là thứ yếu trong một quá trình phát triển của một đất nước đi lên sau những năm dài chiến tranh bảo vệ, thống nhất đất nước.

Tại hội nghị "Tổng kết 25 năm FDI tại Việt Nam” tháng 3/2013 ở Hà Nội do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, đã có nhiều tham luận của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu về FDI chỉ ra 8 nhóm THÀNH CÔNG và 8 nhóm TỒN TẠI của FDI sau 25 năm khi cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

Có thể tóm tắt lại 8 nhóm thành công và 8 nhóm tồn tại của FDI đã được nêu cách đây 5 năm như sau.

Tám nhóm thành công của FDI gồm: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong nước; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa;

Tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động; Là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế;

Góp phần năng cao lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh; Có tác động nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm; Đã góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế; Tạo tiền đề và thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Đồng tiền "hai mặt" ảnh 1

TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Tám nhóm tồn tại của FDI gồm: Chưa tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn rất yếu; Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam không ổn định, biến động tăng-giảm theo các giai đoạn phụ thuộc vào sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam;

FDI vào Việt Nam không theo qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nên đã phá vỡ qui hoạch phát triển của một số ngành, nhất là các dự án sản xuất thép; Đầu tư vào các KCN, KCX, KKT, đặc biệt là KKT chưa hiệu quả, tỷ lệ lấp đầy các khu còn thấp, gây lãng phí nguồn lực đầu tư;

Bằng lợi thế riêng, FDI đã có biểu hiện chèn ép đầu tư trong nước, đặc biệt là đối với các thành phần kinh tế tư nhân; FDI đã có những biểu hiện vi phạm và có thể sẽ để lại các hậu quả nghiêm trọng về môi trường;

FDI tại một số địa phương đã chiếm dụng, gây lãng phí về đất đai, tài nguyên. Có các biểu hiện không minh bạch trong quản lý doanh nghiệp như chuyển giá, trốn thuế,..; FDI sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến nếp sống, suy nghĩ, văn hóa của người Việt Nam và dễ tạo nên những nguy cơ tiềm ẩn về an ninh, quốc phòng.

Ngay sau hội nghị “Tổng kết 25 năm FDI” nêu trên, để khắc phục 8 nhóm tồn tại, Chính phủ đã có Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn tới”, đưa ra các giải pháp cụ thể giao cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

Đến nay, mặc dù các tồn tại đó đã được khắc phục nhiều, nhưng vẫn còn “lẩn khuất” đâu đó, núp sau những đóng góp về xuất khẩu,về lượng vốn đăng kí “khủng” của FDI hiện nay?

Có thể nói tác động của “ĐỒNG TIỀN FDI” đến nền kinh tế năm qua thật lớn, độ sáng của nó có sức thu hút tâm lý và ánh mắt con người. Phải chăng cần định thần lại một chút, nhắm mắt lại một chút trong bối cảnh hiện nay để thấy rõ hơn mặt trái hay tồn tại của FDI, vì sao tồn tại của FDI vẫn lẩn khuất được ở đâu đó? Phải chăng công tác quản lý của chúng ta vẫn còn các lỗ hổng?

Trong giai đoạn tới, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã hiện hữu sẽ còn có tác động lớn hơn đến phát triển của mọi nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.

Hiện tại, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, nhận thức chung về cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt nam còn yếu, chưa đủ điều kiện để tiếp nhận, sử dụng các thành quả của cuộc cách mạng này, cộng với việc phải khắc phục được các tồn tại hiện có, cho thấy việc “biết sử dụng đồng tiền FDI” trong giai đoạn tới là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.

Biết sử dụng đồng tiền FDI trước hết phải khắc phục được 8 nhóm tồn tại nêu trên, bên cạnh đó là tận dụng được tất cả các lợi thế của FDI về vốn, công nghệ, phương thức quản lý công nghiệp, công nghệ tiên tiến, về thị trường quôc tế và đón nhận được các thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 để làm tăng thêm các nhóm thành công mới.

Điều kiện để “biết sử dụng đồng tiền FDI" ở tầm vi mô là trí tuệ, sự sáng tạo, năng động, ham học hỏi, ý chí vươn lên làm giàu, không tự ti, thực thi đúng các qui định của pháp luật, chân thành –nghiêm túc trong hợp tác với nước ngoài của giới doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Ở tầm vĩ mô điều kiện để “biết sử dụng đồng tiền FDI” là cần có một tầm nhìn, đánh giá được các tác động lâu dài, ẩn chứa rủi ro của FDI.

Cùng với tầm nhìn, điều kiện tiếp theo hiện nay để “biết sử dụng đòng tiền FDI” hiệu quả là tất cả các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay và trong giai đoạn tới.

Trước mắt cần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các mục tiêu kinh tế đặt ra cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020.

Nhà nước tập trung cho việc đào tạo và đào tạo lại, chấn chỉnh nội bộ để có được một nguồn nhân lực “vừa hồng, vừa chuyên” cho bộ máy quản lý nhà nước về FDI, nhằm mục tiêu xây dựng được một nền kinh tế tự cường, đáp ứng được nhu cầu phát triển và đòi hỏi đổi mới của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả: TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), đăng tải trên báo The Leader.vn

theleader.vn/fdi-dong-tien-hai-mat-201712180517005 http://theleader.vn/fdi-dong-tien-hai-mat-20171218051700501.htm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…