Vốn FDI vẫn chưa "chịu" vào nông nghiệp

Nông nghiệp được đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng cũng như lợi thế ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhưng thực tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này ở ĐBSCL vẫn chưa có sự chuyển
Vốn FDI vẫn chưa "chịu" vào nông nghiệp

Dòng vốn FDI vẫn chưa mặn mà đổ vào nông nghiệp Việt Nam

Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh  Cần Thơ tại hội nghị đầu tư vào ĐBSCL với chủ đề “Cơ giới hóa nông nghiệp và đầu tư phát triển kỹ thuật thông minh” tổ chức tại Cần Thơ ngày 11-11, cho thấy ĐBSCL là khu vực có đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực cả nước; gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

“Kinh tế ĐBSCL phát triển nhanh và ổn định, tăng trưởng GDP luôn cao hơn bình quân của cả nước, đóng góp 41% giá trị sản xuất nông nghiệp, 20% GDP cho cả nước”, báo cáo của VCCI Cần Thơ nêu rõ.

Dù được đánh giá là khu vực có tiềm năng to lớn, nhưng trên thực tế thu hút vốn FDI vào ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế.

Cụ thể, báo cáo mới nhất của VCCI Cần Thơ, cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2016, FDI vào ĐBSCL đạt 1,67 tỉ đô la Mỹ, chiếm 10,2% so với tổng vốn FDI của cả nước, trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế, chỉ có 50 dự án với tổng vốn đăng ký 209 triệu đô la Mỹ.

Có một câu hỏi được đặt ra là vì sao vốn FDI vẫn không vào nông nghiệp, dù được đánh giá là đầy tiềm năng?

Trao đổi với TBKTSG Online bền lề hội nghị, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ, cho rằng nông nghiệp trong quá khứ là "nông nghiệp thuần túy của nông nghiệp”, tức nó phát triển chủ yếu dựa trên nhu cầu khai thác đất đai, lao động và với người nông dân đó là kinh nghiệm. "Với thực trạng phát triển như vậy của nền nông nghiệp, rất khó để thu hút đầu tư”, ông cho biết.

Tuy nhiên, phát biểu trước đó tại hội nghị, ông Dũng cho rằng vẫn có những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp Việt Nam, đó là sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng dựa trên nền tảng sản xuất của nông nghiệp, nhất là sự gia tăng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. “Đối với khu vực đô thị, sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu và sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp dẫn đến nhu cầu sản phẩm chế biến của nông nghiệp cũng gia tăng. Còn đối với các quốc gia nhập khẩu, nhu cầu này cũng gia tăng, đặc biệt hiện nay xuất khẩu sang Trung Quốc có mức tăng trưởng khá mạnh”, ông dẫn chứng.

Theo ông Dũng, tầng lớp trung lưu đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, hiện đại, hấp dẫn..., và điều này sẽ tạo ra áp lực lớn đối vơi nông nghiệp trong nước. “Do vậy sẽ làm phát sinh nhu cầu phải đầu tư mới về ứng dụng khoa học công nghệ cho trồng trọt, cho chăn nuôi và thủy sản hay chế biến thực phẩm; kéo theo nhu cầu đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ khác như cơ khí, năng lượng tái tạo và công nghệ thông tin...”, ông cho biết.

Như vậy, rõ ràng nếu chúng ta nhìn thấy những cơ hội mới sẽ xuất hiện như nêu trên và có chiến lược quảng bá, thu hút đầu tư tốt hơn, thì nhiều khả năng vốn FDI vào đây sẽ được cải thiện và điều này cũng đồng nghĩa ngành nông nghiệp sẽ phát triển trong thời gian tới, theo ông Dũng.

Theo Trung Chánh/Thời báo KTSG

>>Vì sao xuất hiện làn sóng “đại gia” ồ ạt đầu tư vào nông nghiệp?

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...