Vốn tối thiểu lập hãng hàng không sẽ chỉ còn 300 tỷ đồng?

Đây là điểm đáng chú ý nhất tại cuộc họp xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016 về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Vốn tối thiểu lập hãng hàng không sẽ chỉ còn 300 tỷ đồng?

Theo Vụ trưởng Vụ Vận tải Trần Bảo Ngọc, việc xây dựng Nghị định 92 là bước quan trọng để hiện thực hoá việc cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong lĩnh vực GTVT. 

Cụ thể, trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, dự thảo Nghị định sẽ giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh vận tải nói chung, các điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực; năng lực sản xuất; tài chính; phương án kinh doanh và điều kiện về trụ sở, địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.

Dự thảo cũng đồng thời sửa đổi thành phần hồ sơ, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính “Cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung” để phù hợp với điều kiện kinh doanh; bổ sung thủ tục cấp lại Giấy phép đối với các trường hợp bị hủy bỏ; bổ sung các quy định về quản lý vận tải hàng không, quản lý quyền vận chuyển hàng không”.

Trong lĩnh vực kinh doanh cảng hàng không sẽ bãi bỏ các điều kiện được Bộ trưởng Bộ GTVT chấp thuận chủ trương thành lập doanh nghiệp cảng hàng không; được Bộ trưởng Bộ GTVT chấp thuận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp cảng hàng không cho nhà đầu tư nước ngoài; có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp; sửa đổi lại mức vốn tối thiểu kinh doanh cảng hàng không, sân bay theo hướng không phân định giữa cảng nội địa và cảng quốc tế…

Điều kiện kinh doanh dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay cũng sẽ được “nới lỏng” thông qua việc bãi bỏ các điều kiện phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, khả năng đáp ứng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ hàng không…

"Tất cả sẽ được thực hiện với tiêu chí "mở cửa" tối đa cho doanh nghiệp kinh doanh hàng không.

Tuy nhiên, vẫn còn một số băn khoăn chuyện vốn tối thiểu, tỷ lệ vốn góp của nước ngoài. Cũng theo ông Ngọc, hiện vẫn còn một số vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó vấn đề liên quan đến vốn tối thiểu của hãng hàng không và tỷ lệ vốn góp của nước ngoài trong doanh nghiệp hàng không.

Cụ thể, dự thảo mới sẽ không phân định giữa vận chuyển quốc tế, quốc nội và đưa mức vốn tối thiểu, duy trì mà doanh nghiệp đáp ứng bằng mức vốn đang áp dụng đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hành không quốc tế (700 tỷ đồng đối với khai thác đến 10 tàu bay, 1.000 tỷ đồng đối với khai thác từ 11 - 30 tàu bay, 1.300 tỷ đồng đối với khai thác trên 30 tàu bay). Theo quy định hiện hành, mức vốn tối thiểu đối với hãng hàng không chỉ khai thác tuyến quốc nội là 300 tỷ đồng; với hãng có khai thác tuyến quốc tế là 700 tỷ đồng.

Về vấn đề nguồn vốn, Phó cục trưởng Cục Hàng không VN Võ Huy Cường lý giải, vì kinh doanh vận chuyển hàng không là ngành kinh doanh đặc thù, đòi hỏi nguồn lực vật chất, kỹ thuật lớn với yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về an toàn, an ninh, bảo vệ quyền lợi hành khách, chất lượng dịch vụ... Do vậy, các hãng hàng không phải có tiềm lực tài chính đủ lớn để có thể duy trì, tồn tại và phát triển. 

Từ đó, Cục Hàng không VN cho rằng, việc quy định mức vốn tối thiểu 300 tỷ đồng sẽ tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư quan tâm đầu tư thành lập hãng hàng không. Tuy nhiên, các hãng hàng không loại này sẽ phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn nếu không chuẩn bị tiềm lực kinh tế phù hợp cho hoạt động lâu dài. 

Trong ASEAN, các nước Campuchia, Lào, Singapore không giới hạn tỷ lệ vốn nước ngoài trong các hãng hàng không. Trong khi đó, Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan giới hạn dưới 49%, Philippines dưới 40%. Một số quốc gia trên thế giới khác khống chế tỷ lệ cho một nhà đầu tư nước ngoài là hãng hàng không. Cụ thể, Hoa Kỳ 35%, Brasil 32%, Israel 32%. Nhật Bản còn có quy định cho phép tỷ lệ 49%, trong đó chỉ có 33% có quyền bỏ phiếu và 16% không có quyền bỏ phiếu.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...