Vosco đồng loạt miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc

Vosco miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Cao Minh Tuấn để nghỉ hưu theo chế độ Nhà nước từ ngày 1/8/2024. Đồng thời, ông Nguyễn Quang Minh cũng được miễn nhiệm khỏi chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị để đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc công ty...

Vosco đồng loạt miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc

Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco – mã chứng khoán: VOS) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

Theo đó, Vosco miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Cao Minh Tuấn để nghỉ hưu theo chế độ Nhà nước từ ngày 1/8/2024. Đồng thời, ông Nguyễn Quang Minh cũng được miễn nhiệm khỏi chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị để đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc công ty.

Cùng với đó, ông Hoàng Long, Uỷ viên Hội đồng quản trị được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty thay ông Nguyễn Quang Minh. Được biết, Tân Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vosco - ông Hoàng Long vừa mới được bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị công ty này tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Về tình hình hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024, Vosco ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng vọt gấp 263,2 lần so với cùng kỳ.

Cụ thể, kết thúc quý 2 vừa qua, Vosco ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.872 tỷ đồng, tăng 79,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 87,2%, lên mức 1.895 tỷ đồng khiến công ty lỗ gộp hơn 23 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 30,4 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính gần như đi ngang, đạt 16,1 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính giảm hơn một nửa xuống còn 3,4 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng 9,2% và 20,5% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 17,2 tỷ đồng và 22,8 tỷ đồng.

Kinh doanh dưới giá vốn khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm 48,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, Vosco ghi nhận khoản lợi nhuận khác lên đến 393,2 tỷ đồng từ việc bán tài sản. Kéo theo đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng vọt gấp 263,2 lần, lên mức 283,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ quý 2/2023 chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng.

Theo giải trình của Vosco, khoản lợi nhuận khác trong kỳ tăng đột biến do công ty bán tàu Đại Minh. Đây là yếu tố chính giúp Vosco lãi ròng tới 283,8 tỷ đồng trong quý này.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, Vosco mang về hơn 2.969 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 90,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế đạt 358,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ đạt 74,1 tỷ đồng, tương ứng tăng 383,4%.

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Vosco đạt hơn 3.247 tỷ đồng, bao gồm tài sản ngắn hạn đạt 2.354 tỷ đồng, còn lại 892,1 tỷ đồng là tài sản dài hạn.

Đồng thời, tổng số nợ phải trả của công ty là 1.234 tỷ đồng, trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn với 716,3 tỷ đồng và nợ dài hạn chiếm 518,5 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tính đến hết quý 2/2024 đạt khoảng 2.012 tỷ đồng, tăng 20,3% so với số đầu năm.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 1/8, cổ phiếu VOS đang giao dịch quanh mức 15.950 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp cảng biển này trên thị trường đạt khoảng 2.233 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2024-08-01-luc-144325-7767.png
Thị giá cổ phiếu VOS trong thời gian gần đây

Trong báo cáo ngành cảng biển nửa cuối năm 2024, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển cả nước dự kiến có thể đạt mức tăng trưởng 7 - 9% trong năm nay do triển vọng xuất nhập khẩu tiếp tục khả quan về cuối năm, vốn FDI duy trì ở mức cao và các dự án nâng cấp cảng và cơ sở hạ tầng liên quan đang lần lượt được hoàn thiện.

Do đó, KBSV điều chỉnh nhận định với các doanh nghiệp vận tải biển từ trung lập sang tích cực trong nửa cuối năm 2024 nhờ các yếu tố như: giá cước vận tải biển dự kiến vẫn neo ở mức cao trong thời gian tới do nhu cầu về tàu biển tăng cũng như nguy cơ về thiếu container rỗng dần hiện hữu.

Cùng với đó, sản lượng vận tải tăng đến từ xu hướng tăng tích trữ hàng do lo ngại giá vận tải biển tiếp tục tăng phi mã sẽ còn kéo dài, cũng như đứt gãy chuỗi cung ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, việc khủng hoảng biển Đỏ kéo dài hơn dự kiến, cũng như tình trạng ùn tắc tại các cảng lớn không được giải quyết sớm sẽ là các yếu tố tích cực tác động đến giá cổ phiếu trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia KBSV đánh giá các tác động tích cực này chỉ có tính ngắn hạn. Do đó, nhà đầu tư nên theo dõi biến động thị trường vận tải trong thời gian này và cân nhắc đầu tư vào các cổ phiếu vận tải có cơ bản tốt, đội tàu lớn như VOS khi cổ phiếu về mức định giá hấp dẫn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...