FECON cùng lúc thay ghế Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Thanh Tùng được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc điều hành và ông Trần Trung Hiếu giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc công ty kể từ ngày 5/7...

FECON cùng lúc thay ghế Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc

Công ty Cổ phần FECON (mã chứng khoán: FCN) vừa công bố thông tin miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Văn Thanh kể từ ngày 5/7. Theo đó, ông Thanh vẫn tiếp tục giữ chức danh Thành viên Hội đồng quản trị công ty.

Đồng thời, FECON cũng thông báo bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tùng giữ chức vụ Tổng Giám đốc điều hành công ty và ông Trần Trung Hiếu giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 5/7.

Trước khi được bổ nhiệm, ông Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Phó Tổng Giám đốc công ty, và ông Trần Trung Hiếu giữ chức Giám đốc dự án.

Theo giới thiệu, ông Nguyễn Thanh Tùng tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Hawaii at Manoa/Shilder College of Business. Ông gia nhập FECON từ năm 2019.

Ông Tùng có 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng tại các công ty và tập đoàn lớn như: Fresenius VAMED Group (Cộng hòa Áo), CIMAS Engineering, AA Corporation, Ecopark, Hawee Group… và tham gia nhiều dự án lớn.

Còn ông Trần Trung Hiếu tốt nghiệp ngành chuyên ngành Kỹ sư Thủy điện – Thủy lợi – Cấp thoát nước tại Đại học Bách Khoa TP.HCM. Ông có hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, bất động sản và kinh qua nhiều vị trí trọng yếu trong các công ty. Ông gia nhập FECON từ tháng 9/2023.

1-20240708154618448-4786.jpeg
Ông Nguyễn Thanh Tùng (bên trái) và ông Trần Trung Hiếu (bên phải)

Về kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2024, doanh thu thuần của FECON đạt 611,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 635,4 triệu đồng, giảm 77,4% so với cùng kỳ.

Giải trình về việc lợi nhuận lao dốc, ban lãnh đạo FECON cho biết chủ yếu là do tình hình cạnh tranh của thị trường, công ty ưu tiên lựa chọn các dự án có nguồn dòng tiền đảm bảo mặc dù có giá và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn.

Trong năm năm 2024, FECON đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2023 và là mức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động; lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với số lỗ 42 tỷ đồng của năm trước.

Như vậy, kết thúc quý 1/2024, FECON mới chỉ hoàn thành 15,3% mục tiêu doanh thu và 1% mục tiêu lợi nhuận so với kế hoạch đề ra.

Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, FECON cho biết trong năm nay, công ty sẽ tập trung tối đa nguồn lực thực hiện dự án khu đô thị Square City Phổ Yên và cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái để nhanh chóng đủ điều kiện bán hàng, tạo doanh thu và lợi nhuận cho FECON. Tập trung tái cấu trúc các khoản vay đầu tư dự án điện gió Quốc Vinh, dự án BOT Phủ Lý và thoái vốn khi đạt mức lợi nhuận kỳ vọng.

Đối với phát triển các dự án đầu tư, FECON tập trung vào các dự án hiệu quả cao thuộc các lĩnh vực chiến lược: Bất động sản đô thị, công nghiệp; Năng lượng tái tạo và Hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, FECON cũng sẽ củng cố và tiếp tục phát huy lợi thế ở các mảng kinh doanh đã tạo dựng nên tên tuổi trong giai đoạn 2019 - 2024, hướng tới tập trung vào các dự án năng lượng LNG, dự án hạ tầng sân bay, cảng biển, đường sắt, ngầm đô thị, xử lý nước thải, cung cấp nước sạch, phù hợp với mục tiêu ưu tiên của Chính phủ trong giai đoạn 2025 - 2030. Ở thị trường khu vực, công ty ưu tiên là các thị trường Lào, Campuchia, Myanmar.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 8/7, cổ phiếu FCN đóng cửa ở mức 14.200 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của công ty trên thị trường đạt khoảng 2.235 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2024-07-08-luc-184305-4530.png
Thị giá cổ phiếu FCN trong thời gian gần đây

Trong năm 2024, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) dự phóng doanh thu và lãi ròng của FECON lần lượt đạt 3.177 và 89 tỷ đồng, tăng 17% và 242% so với cùng kỳ.

Trong đó, biên lợi nhuận gộp ước giảm từ 17% xuống 16% do MASVN dự báo giá thép xây dựng (nguyên vật liệu chiếm hơn 30% giá vốn hàng bán của FECON) tăng 8%.

Đồng thời, doanh thu mảng xây lắp đạt 2.731 tỷ đồng, tăng 16%; doanh thu mảng điện tăng 17%; doanh thu tài chính và chi phí tài chính lần lượt giảm giảm 32% và 17% so với cùng kỳ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Trong bối cảnh thị trường truyền thông và giải trí cạnh tranh khốc liệt, Yeah1 ghi dấu ấn bằng kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2025. Doanh nghiệp này còn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại khi một quỹ lớn đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn...

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với cuộc đua margin sôi động chưa từng có, khi hàng loạt công ty chứng khoán như VPS, Kafi, SSI, VCBS và VPBankS liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới về tăng trưởng dư nợ...

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 đã có một phiên giao dịch đầy biến động do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi loạt thông tin quan trọng về dữ liệu kinh tế và báo cáo lợi nhuận từ một số tập đoàn lớn nhất nước Mỹ…