VPBank dự chi 585 tỷ đồng để “thâu tóm" Bảo hiểm OPES

VPBank sẽ nhận chuyển nhượng hơn 47,8 triệu cổ phần của Bảo hiểm OPES, tương đương 87% vốn của công ty này. Sau khi nhận chuyển nhượng, tỷ lệ sở hữu của VPBank tại Bảo hiểm OPES là 98%.
VPBank dự chi 585 tỷ đồng để “thâu tóm" Bảo hiểm OPES

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam – Thịnh Vượng (VPBank – mã: VPB) vừa thông qua Nghị quyết về việc mua/nhận chuyển nhượng 47,85 triệu cổ phần phổ thông tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES, tương đương 87% vốn điều lệ của công ty.

Vốn điều lệ của OPES là 550 tỷ đồng. Với mức giá trung bình 12.200 đồng/cổ phần, VPBank mất gần 585 tỷ đồng để gia tăng sở hữu tại OPES. Sau khi hoàn tất thương vụ này, tỷ lệ sở hữu cổ phần của VPBank tại OPES chiếm tỷ lệ gần tối đa, 98% vốn điều lệ của công ty.

Đây được xem là một trong những mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển của VPBank. Cùng với hợp đồng phân phối bảo hiểm nhân thọ độc quyền với AIA, VPBank tiếp tục tiến sâu vào thị trường bảo hiểm, cả phân khúc bảo hiểm nhân thọ lẫn phi nhân thọ sau thương vụ M&A này.

Trước đó, phương án mua vốn góp cổ phần Công ty Cổ phần bảo hiểm OPES được HĐQT VPBank đưa ra và được thông qua tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên cuối tháng 4. Đây cũng là thương vụ M&A thứ 2 mà ngân hàng này lên kế hoạch thực hiện trong năm 2022, sau vụ mua lại Công ty cổ phần Chứng khoán ASC – hiện là Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank.

Được biết, Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES mới thành lập vào năm 2018, với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực bảo hiểm số, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đơn giản nhưng đột phá với chất lượng tốt nhất. 

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Bảo hiểm OPES đã vượt 1.000 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty trong năm này đạt 943 tỷ đồng, tăng trưởng 74% so với năm 2020.

Mới đây, VPBank đã tiến hành phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Theo đó, VPBank sẽ dùng 30 triệu cổ phiếu quỹ để chào bán cho cán bộ nhân viên với tỷ lệ 0,675%. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa trong vòng 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Được biết, ngân hàng này hiện có hơn 60,2 triệu cổ phiếu quỹ trên tổng số hơn 4,5 tỷ cổ phiếu đã phát hành. Sau đợt chào bán này, số lượng cổ phiếu quỹ của VPBank sẽ giảm xuống còn hơn 30,2 triệu đơn vị.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I, thu nhập lãi thuần của VPBank đạt 9.887 tỷ đồng, tăng 8,42% so với cùng kỳ năm 2021. Lãi trước thuế tăng gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 11.146 tỷ đồng, hoàn thành 37,6% kế hoạch cả năm. Đây là mức lợi nhuận cao nhất theo quý mà ngân hàng này từng đạt được từ trước tới nay.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...