KienlongBank trình phương án chia cổ tức cao kỷ lục lên đến 50%

Trong bối cảnh thị trường tài chính không ngừng biến động, KienlongBank vừa mang đến một "luồng gió mới" đầy hứa hẹn trong mùa đại hội cổ đông năm nay...

KienlongBank trình phương án chia cổ tức cao kỷ lục lên đến 50%

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (KienlongBank; mã chứng khoán: KLB) mới đây đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Bên cạnh các tài liệu về kinh doanh, Ngân hàng dự kiến thông qua phương án phân phối lợi nhuận, chi cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%, tăng vốn điều lệ và chuẩn bị niêm yết lên Sở Giao dịch Chứng khoán.

Theo tài liệu công bố, KienlongBank dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 25/4 theo hình thức trực tuyến. Bên cạnh việc thông qua các báo của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành, tại đại hội lần này, KienlongBank sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu, phương án phân phối lợi nhuận năm 2024 cùng các nội dung khác về ủy quyền, giao nhiệm vụ cho Hội đồng quản trị….

Năm 2024 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh tại KienlongBank trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Dưới sự dẫn dắt, chỉ đạo và điều hành của ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới, KienlongBank đã ghi dấu nhiều điểm sáng trong hành trình phát triển. Lũy kế trong năm, tổng lợi nhuận trước thuế KienlongBank đạt 1.112 tỷ đồng, hoàn thành 139% kế hoạch đã đề ra.

Tổng tài sản ngân hàng đạt 92.176 tỷ đồng, tăng 5,98%; tổng huy động vốn đạt 82.575 tỷ đồng, tăng 5,22%; dư nợ tín dụng đạt 61.432 tỷ đồng, tăng 16,84% so với năm liền kề. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,52%, mức thấp so với mặt bằng chung toàn ngành và đảm bảo tuân thủ yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Với những kết quả đã đạt được cùng mong muốn thể hiện rõ định hướng dài hạn và cam kết song hành cùng lợi ích của cổ đông, tại đại hội lần này, KienlongBank dự kiến trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2024. Theo đó, ngân hàng dự kiến trình phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%. Đây là mức cao nhất trong 30 năm hoạt động của ngân hàng và thuộc top đầu ngành về tỷ lệ chia cổ tức. Ngân hàng cũng trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ theo hình thức chào bán 50% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Nếu được thông qua, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng từ 3.652 tỷ đồng lên 7.268 tỷ đồng. Với việc thông qua phương án chia cổ tức và tăng vốn, KienlongBank sẽ có thêm nguồn vốn bổ sung, góp phần đáp ứng tốt hơn các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Song song với đó đây cũng là nền tảng vững chắc để ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, mở rộng quy mô, kiểm soát rủi ro hiệu quả, nâng cao hệ số an toàn vốn (CAR) và đáp ứng tốt hơn các chuẩn mực quản trị quốc tế.

Cũng tại đại hội lần này, KienlongBank trình cổ đông thông qua việc niêm yết toàn bộ số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại sở giao dịch chứng khoán. Kế hoạch trình cổ đông để niêm yết cổ phiếu không chỉ là cam kết nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động mà còn thể hiện chiến lược phát triển dài hạn, hướng đến chuẩn mực quốc tế trong quản trị doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ và công bố thông tin.

Bước sang năm 2025, KienlongBank đặt mục tiêu nâng tổng tài sản lên 102.000 tỷ đồng tăng 10,66% so với năm 2024. Tổng nguồn vốn huy động đạt 93.000 tỷ đồng, dư nợ cấp tín dụng đạt 71.000 tỷ đồng với mức tăng lần lượt là 12,62% và 15,57% so với cuối năm trước. Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu đạt 1.379 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở dưới mức 3%, đảm bảo tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thông qua việc minh bạch thông tin, niêm yết cổ phiếu lên sở giao dịch chứng khoán, KienlongBank sẽ từng bước khẳng định thương hiệu là ngân hàng chuyên nghiệp, an toàn và hiệu quả. Đây vừa thể hiện tầm nhìn phát triển dài hạn, minh bạch và bền vững của KienlongBank đồng thời cũng là lời khẳng định mạnh mẽ sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới – hiện đại, minh bạch và hội nhập sâu rộng hơn, hướng tới dấu mốc 30 năm đầy tự hào (27/10/1995 – 27/10/2025).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…