VPBank muốn nâng room ngoại từ 15 lên 17,5%

Mới đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) đã có tờ trình xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ.
VPBank muốn nâng room ngoại từ 15 lên 17,5%

Lý giải về sự điều chỉnh này, VPBank cho biết theo luật định, tỷ lệ sở hữu tối đa của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% và tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt 30% vốn điều lệ ngân hàng.

Tại đại hội thường niên 2021, cổ đông ngân hàng đã thông qua việc giữ room ngoại ở mức 15% nhằm mục đích có đủ tỷ lệ còn lại chào bán cho các cổ đông chiến lược nước ngoài mới theo các hình thức chào bán khác nhau (có thể làm tăng hoặc không tăng vốn điều lệ).

Song, trong trường hợp VPBank chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài mới đến tối đa 15% vốn điều lệ (tính theo mức vốn sau khi phát hành), VPBank chỉ cần giữ mức sở hữu tối đa nước ngoài trước khi chào bán là 17,5%.

Theo VPBank, việc điều chỉnh là đủ để ngân hàng triển khai phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài mới, đồng thời tạo điều kiện linh hoạt hơn cho các cổ đông nước ngoài hiện tại trong việc mua bán trên thị trường chứng khoán.

Trước đó, vào tháng 5/2021, VPBank chốt room ngoại ở mức 15% (khi đó khối ngoại đang nắm giữ trên 20% vốn điều lệ ngân hàng).

Do áp lực giảm tỷ lệ sở hữu, khối ngoại liên tục bán ròng cổ phiếu VPB trong suốt mấy tháng qua; chỉ tính riêng kể từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã bán hơn 1,3 triệu cổ phiếu VPB, giá trị hơn 37 tỷ đồng. Việc room vốn ngoại được nâng lên 17,5% sẽ làm giảm áp lực bán ra của khối ngoại.

Kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài đã được VPBank đưa ra tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Đối tác đang được đồn đoán là SMBC (Nhật Bản), cũng chính là đối tác đã mua lại 49% vốn FE Credit với giá trị kỷ lục gần 1,4 tỷ USD.

Tại buổi trao đổi trực tuyến với nhà đầu tư quý III, lãnh đạo VPBank dự kiến có thể hoàn tất kế hoạch này trong quý I/2022. Nếu phát hành thành công, vốn chủ sở hữu của nhà băng này có thể đạt kỷ lục trên dưới 120.000 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...