Vụ chuyển 32ha đất công với giá rẻ: Cần xử lý nghiêm ​

Với mức giá là 8 triệu đồng/m2, thì việc chuyển nhượng 32ha đất tại xã Phước Kiển của công ty Tân Thuận làm thất thoát của nhà nước trên 2.000 tỷ đồng.
Vụ chuyển 32ha đất công với giá rẻ: Cần xử lý nghiêm ​

Những ngày qua, người dân TPHCM và cả nước đặc biệt quan tâm về vụ việc Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận, có 100% vốn thuộc Văn phòng Thành uỷ TP HCM chuyển nhượng 32ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá rẻ "không tưởng". Điều này khiến người dân đặt câu hỏi liệu có điều gì khuất tất sau thương vụ này, đồng thời mong chờ kết quả kiểm tra, xử lý nghiêm minh của Thành uỷ TP HCM.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 5/6/2017 Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận, (Công ty Tân Thuận) đã lập hợp đồng chuyển nhượng khu đất mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với mức giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về cho ngân sách số tiền 419 tỷ đồng.

Mức giá này được cho là rẻ bất thường, bởi theo giá trị thị trường lúc bấy giờ, một m2 đất nông nghiệp có thể được giao dịch với mức giá 8 triệu đồng. Như vậy khu đất 32ha mà Công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai đáng ra có thể thu về cho ngân sách khoảng 2.400 tỷ đồng.        

Trước khi chuyển nhượng khu đất nói trên, ngày 26/3/2017 Công ty Tân Thuận chỉ đề nghị Văn phòng Thành uỷ chấp thuận cho hợp tác đầu tư xây dựng dự án “Khu dân cư Phước Kiển” với Công ty Quốc Cường Gia Lai. Dự án này có quy mô 50ha, trong đó có 32ha đất công do Công ty Tân Thuận quản lý.

Lý do hợp tác đầu tư là vào thời điểm đó, Công ty Tân Thuận không còn là chủ đầu tư dự án dẫn đến tình trạng nhiều cá nhân, tổ chức đến thu gom mua đất, gây khó khăn cho công ty khi trực tiếp đền bù cho người dân.

Dự án Khu dân cư Phước Kiển có diện tích 90 ha (nằm giáp Rạch Ông Lớn và Rạch Đĩa, ấp 5, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè), của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) được chấp thuận đầu tư theo công văn 4085 của UBND TP.HCM

Nếu tiếp tục triển khai dự án, Công ty Tân Thuận phải thực hiện lại thủ tục từ đầu và phải có trên 1.300 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, trong khi tại thời điểm đó công ty không đủ năng lực tài chính.

Thế nhưng 2 tháng sau, từ phương án ban đầu là hợp tác đầu tư theo tỷ lệ góp vốn và phân chia lời lãi, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng luôn 32ha đất cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.

Ngay sau khi báo chí phản ánh thông tin trên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ làm rõ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả vi phạm và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan.

Ban Thường vụ Thành uỷ TP HCM cũng chỉ đạo Công ty Tân Thuận đàm phán huỷ hợp đồng chuyển nhượng với Công ty Quốc Cường Gia Lai. Lý do là vì việc chuyển nhượng không đúng theo Quyết định số 1087-QĐ/TU ngày 31/3/2009 của Ban Thường vụ Thành uỷ về ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty TNHH một thành viên thuộc Đảng bộ thành phố.

Việc chuyển nhượng đất công không thông qua đấu giá, gây thất thoát số tiền lớn của ngân sách khiến người dân TP HCM sức bức xúc khi nguồn tài nguyên đất đai của Nhà nước đã không được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí có dấu hiệu khuất tất trong quản lý bởi đất công được chuyển nhượng quá dễ dàng, tuỳ tiện.

Trong thời gian chờ giải tỏa, một số hộ dân tranh thủ dựng lán nuôi bò, gà vịt và đào ao thả cá

“Nguyện vọng của người dân nơi đây là nếu có sự việc công ty lấy đất công của nhà nước bán giá rẻ thì yêu cầu những cơ quan chức năng có thẩm quyền phải giải quyết theo đúng pháp luật”, ông Nguyễn Văn Cường, ngụ Ấp 5, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè kiến nghị.

Tại khu đất 32ha mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, phóng viên VOV ghi nhận cảnh tượng khu đất này hầu hết là đất trống hoang vu, cây cối, cỏ dại mọc cao nửa người. Đan xen trong khu đất là một vài bãi đầm lầy và một, hai ngôi lều tạm lợp mái lá lụp xụp nhưng không có người ở.

Bà Phạm Thị Diệu, người dân Ấp 5, xã Phước Kiển cho rằng, để xảy ra vụ việc này, người dân đặt câu hỏi về tính hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc sử dụng đất công của các cấp chính quyền thành phố. Tài sản của công đã chuyển nhượng sai thì phải thu hồi, tuy nhiên với những cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm thì cần làm rõ, xử lý nghiêm minh.

“Chính quyền phải giải quyết làm sao thoả đáng để người dân an tâm, tin tưởng. Với công ty sai phạm thì chính quyền giải quyết, ra tay chặn đứng để huỷ bỏ hợp đồng. Nếu kéo dài hoài thì người dân sẽ khổ”, bà Diệu kiến nghị.

Ông Cao Thanh Bình, Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân  TPHCM cho biết, hiện nay có nhiều khu đất bán chỉ định sai quy định, nếu như bán đấu giá thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.

Điều đặt ra là trong quá trình thực hiện, các địa phương phải tăng cường công tác quản lý về tài nguyên đất đai, bên cạnh đó phải rà soát thật kỹ và báo cáo kịp thời những vị trí có biến động để các cơ quan chức năng giám sát về quản lý tài sản công.

“Các địa phương chưa thực hiện đúng, những trường hợp đã kiểm tra, nhắc nhở rồi thì buộc lòng phải xem xét, xử lý một cách khách quan, công bằng, minh bạch, sai đến đâu xử đến đó”, ông Bình nói.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…