Vụ cổ phiếu “ma” MTM xuất hiện tình tiết mới

Cho rằng cần xác định lại tội danh nghi can, bị hại, người liên quan, ngày 6/2/2017, CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM) đã có đơn gửi Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Cơ
Vụ cổ phiếu “ma” MTM xuất hiện tình tiết mới

Nghi vấn “rút ruột” 309 tỷ đồng

Đơn thư trình bày, thời điểm trước và sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch cổ phiếu MTM trên thị trường UPCoM tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ban lãnh đạo cũ của Công ty đã rút ruột toàn bộ tiền mặt Công ty, tương ứng với việc rút ra toàn bộ vốn điều lệ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, giá trị thực của cổ phiếu không còn tương đương với giá trị sổ sách kế toán. Giá cổ phiếu tại ngày được phép giao dịch - 15/4/2016 là giá do Công ty tự xác định.

"Giá trị thực của cổ phiếu MTM tại ngày giao dịch hay tại bất kỳ thời điểm nào sau ngày giao dịch là 0 đồng/cổ phiếu". 

MTM cho rằng, trong thời gian 2013-2015, Công ty không có hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tập trung mua/bán hóa đơn, tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 310 tỷ đồng, thay đổi nhân sự và hoàn thiện hồ sơ để đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM.

Đơn thư chứng minh, ban lãnh đạo cũ 2 lần rút trực tiếp tiền mặt tại quỹ (59,5 tỷ đồng) và tài khoản ngân hàng (39,9 tỷ đồng); 3 lần lấy tiền mặt từ khách hàng là tiền đặt cọc mua, tiền thừa mua hóa đơn khống là hơn 200 tỷ đồng (với các đối tác: Tổng công ty cổ phần Khoáng sản và luyện kim Bắc Kạn 120 tỷ đồng; CTCP Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam - FID 29,8 tỷ đồng; CTCP Thương mại đầu tư VCI Việt Nam 60 tỷ đồng).

Tổng số tiền mặt bị rút ra trước ngày 15/4/2016 là 309,4 tỷ đồng, tương đương vốn điều lệ 310 tỷ đồng.

Nan giải thu hồi tiền

Tại thời điểm 15/4/2016, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chốt danh sách có 103 cổ đông tại MTM. Trong đó, có 32 cổ đông sở hữu 30,4 triệu cổ phiếu (tức 98% vốn điều lệ) và 15 cổ đông sở hữu 544.000 cổ phiếu (1,75 vốn điều lệ). Còn lại 56 cổ đông khác sở hữu 56.000 cổ phiếu (tức 0,25% vốn điều lệ).

MTM cho rằng, toàn bộ 103 cổ đông trên được nhận chuyển nhượng hoặc đứng tên hộ ban lãnh đạo cũ của Công ty (ông Lê Văn Cương - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, bà Thái Thị Hồng Thủy - nguyên thành viên HĐQT kiêm Phó giám đốc kiêm thủ quỹ và bà Dương Thị Vân, nguyên thành viên HĐQT kiêm Kế toán trưởng).

Đáng nói, quá trình chuyển nhượng không có hợp đồng chuyển nhượng cổ phần theo quy định. 103 cổ đông được ông Trần Hữu Tiệp (nguyên Chủ tịch HĐQT, đang bị tạm giam) cấp giấp chứng nhận sở hữu cổ phần MTM.

Ngày 29/8/2015, Ban lãnh đạo cũ triệu tập họp ĐHCĐ bất thường bầu lại toàn bộ thành viên HĐQT, ban kiểm soát. Mục đích nhằm đưa cổ phiếu MTM lên sàn không phải công bố thông tin. Danh sách cổ đông tham dự cuộc họp gồm 18 người, đại diện 21,9 triệu cổ phần (chiếm tỷ lệ 71% vốn điều lệ). Lúc này, tiền, tài sản và vốn điều lệ công ty bị rút ra toàn bộ.

Quá trình chuẩn bị hồ sơ và ký xác nhận hồ sơ đăng ký giao dịch cung cấp cho HNX, Ban lãnh đạo mới thông đồng với nhóm cũ cung cấp hồ sơ không đúng sự thật như sử dụng hình ảnh của đơn vị khác, số liệu không trung thực...

Đơn thư cũng phản ánh, trong thời gian 2013-2015, Công ty không có hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tập trung mua/bán hóa đơn, tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 310 tỷ đồng, thay đổi nhân sự và hoàn thiện hồ sơ để đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM.

Từ ngày cổ phiếu lên sàn đến khi bị ngừng giao dịch, nhóm người gồm ban lãnh đạo cũ và mới cấu kết với nhau tạo thanh khoản chứng khoán MTM giao dịch ban đầu với khối lượng lớn, giá tăng, sau đó giảm để thu hút nhà đầu tư.

Khi giá cổ phiếu MTM giảm đến mức nhất định và thanh khoản lớn, thì các nhà đầu tư bắt đầu mua vào cổ phiếu, nhóm người này sẽ bán ra từ các tài khoản của họ để thu tiền thật.

MTM cũng cung cấp số liệu, có 23 cổ đông cũ (chiếm 77,58% vốn điều lệ) đã lưu ký và giao dịch bán ra cho 1.078 nhà đầu tư mua vào. Tổng giá trị mua/bán cổ phiếu là 24,05 triệu cổ phiếu (tính theo giá khởi điểm tương đương 252 tỷ đồng, giá đóng cửa ngày 18/6/2016 là 62,5 tỷ đồng).

Theo MTM, việc thu hồi tiền và tài sản Công ty với ban lãnh đạo cũ là không thể. Do số liệu công nợ phải thu và tài sản thiếu chờ xử lý hiện nay trên sổ sách kế toán đến 31/12/2016 là không có thực. Khách hàng từ chối xác nhận công nợ với lý do chỉ mua bán hóa đơn khống.

Vì vậy, MTM đề xuất các cơ quan chức năng cần phải thu hồi lại nguồn tiền từ việc bán cổ phiếu của ban lãnh đạo cũ cho nhóm 23 cổ đông cũ. Đồng thời, thu hồi số lượng 6,95 triệu cổ phiếu chưa được giao dịch (do ban lãnh đạo cũ phát hành cho 80 cổ đông) để giảm vốn điều lệ.

Được biết, MTM được thành lập năm 2007, chính thức trở thành công ty đại chúng từ tháng 12/2014. Vốn điều lệ thực góp là 310 tỷ đồng, tổng tài sản và nguồn vốn là 359,2 tỷ đồng (tính theo kiểm toán tháng 4/2015).

Theo Đỗ Mến/ĐTCK

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...