Vượt Hoa Kỳ, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Theo số liệu mới nhất, thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, Hoa Kỳ đã bị soán ngôi thị trường nhập khẩu nhiều tôm Việt Nam nhất...

Trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD
Trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 5/2024 đạt 361 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm chân trắng trị giá gần 935 triệu USD, tăng 21%; tôm sú đạt 155 triệu USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm hùm đạt hơn 106 triệu USD, tăng đột phá gấp gần 70 lần so với cùng kỳ. Các mặt hàng khác như tôm sắt, tôm càng, tôm tít, tôm vằn cũng có xu hướng tăng tích cực trong thời gian qua.

Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm tôm chế biến đều có xu hướng giảm. Cụ thể, tôm chân trắng chế biến mã HS16 giảm 31%, tôm sú chế biến giảm 72%, tôm khô giảm 41% và tôm khác chế biến giảm 99%. Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm tôm sống/tươi/ướp lạnh/đông lạnh ghi nhận tăng như tôm chân trắng tăng 12%, tôm sú tăng đột phá gấp 158 lần…

Về thị trường, Trung Quốc đã soán ngôi vị của Hoa Kỳ để trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20% tỷ trọng. Kết quả này chủ yếu nhờ Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm hùm xanh (gấp 112 lần) và tôm chân trắng (tăng 30%).

Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm sang một vài thị trường khác như Hoa Kỳ tăng nhẹ 4%, Nhật Bản giảm nhẹ 3%, EU tăng nhẹ 1%, Canada tăng 51%, Anh tăng 15%, Nga tăng mạnh 332%…

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang hơn 100 thị trường, có 5 thị trường xuất khẩu chủ lực gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích nuôi tôm của cả nước hiện đạt 737.000 ha. Sản lượng tôm thu hoạch trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 372.000 tấn. Trong đó, sản lượng tôm nuôi ước 329.000 tấn, còn lại là tôm đánh bắt trên biển, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 79/QĐ-TTg, tổng diện tích nuôi tôm cả nước năm 2025 ước đạt 750.000 ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn, giá trị xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD.

Diện tích nuôi tôm của Việt Nam đã tăng từ mức 644.000 ha năm 2012 lên 737.000 ha năm 2022, sản lượng tôm thu hoạch từ mức 463.000 tấn năm 2012 lên 1 triệu tấn năm 2022. Xét tổng thể, ngành nuôi tôm đã đạt được mục tiêu về diện tích và sản lượng.

Thế nhưng, giá trị xuất khẩu tôm gần như đứng yên từ năm 2018 đến nay. Năm 2017, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,7 tỷ USD, năm 2018 là 3,55 tỷ USD, năm 2019 là 3,38 tỷ USD, năm 2020 là 3,69 tỷ USD, năm 2021 đạt 3,88 tỷ USD.

Năm 2022, xuất khẩu tôm lập kỷ lục với 4,3 tỷ USD. Đến năm 2023, xuất khẩu tôm chỉ còn 3,38 tỷ USD, giảm 21,7% so với năm 2022. Năm 2024, ngành tôm đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu là 4 - 4,3 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...