VVF chính thức "về một nhà" với SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) và Công ty tài chính CP Vinaconex-Viettel (VVF) vừa ký biên bản bàn giao để VVF sáp nhập vào SHB từ ngày 12/1/2017.
VVF chính thức "về một nhà" với SHB

Lãnh đạo SHB và VVF ký biên bản bàn giao để VVF sáp nhập vào SHB từ ngày 12/1/2017

Lễ ký được thực hiện tại Trụ sở chính của SHB, 77 Trần Hưng Đạo, Hà Nội với sự tham dự của Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc cùng các đơn vị liên quan của SHB và VVF. Việc ký biên bản chính thức bàn giao đánh dấu thương vụ sáp nhập kéo dài hơn 2 năm đã kết thúc.

Theo nội dung ký kết, VVF bàn giao cho SHB toàn bộ công ty với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và tổng tài sản có tại thời điểm bàn giao là hơn 1.040 tỷ đồng. SHB đã tiếp nhận toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của VVF gồm: tài sản, nhân sự ; hồ sơ sổ sách, tài liệu, chứng từ kế toán, hệ thống công nghệ thông tin, hồ sơ tài liệu liên quan đến cổ đông, cổ phiếu, thực trạng các hoạt động nghiệp vụ….tính đến ngày sáp nhập 12/1/2017.

Kể từ thời điểm này, VVF chính thức chấm dứt mọi hoạt động trên thị trường tài chính ngân hàng. Sau sáp nhập, vốn điều lệ của SHB đã đạt gần 12.000 tỷ đồng. Cùng với đó, SHB cũng đã được NHNN Việt Nam cấp phép thành lập Công ty Tài chính tín dụng tiêu dùng TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (viết tắt là Công ty tài chính tiêu dùng SHB). Hiện SHB đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục pháp lý để sớm đưa công ty tài chính đi vào hoạt động, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ở mảng tín dụng tiêu dùng.

Hải Hà

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...