World Bank: Việt Nam là một quốc gia trung lưu đang trỗi dậy mạnh mẽ

Trong báo cáo "Đông Á phục hưng", World Bank đã nêu ra 10 đánh giá về đất nước Việt Nam dưới 10 góc độ khác nhau, có cả tích cực và những điểm hạn chế.
World Bank: Việt Nam là một quốc gia trung lưu đang trỗi dậy mạnh mẽ

Về các điểm tích cực World Bank cho rằng, Việt Nam là: 

1. Quốc gia trung lưu đang trỗi dậy mạnh mẽ: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philipines được đánh giá là đang có những bước tiến lớn cả về kinh tế lẫn các lĩnh vực khác. "Năm nền kinh tế lớn này của ASEAN đã nổi lên như là nhà xuất khẩu lớn, đằng sau các nền kinh tế thu nhập cao và Trung Quốc".

2. Giảm nghèo đáng kể: Năm 2002, tỷ lệ dân số rất nghèo chiếm tới hơn 35%. Hơn 80% dân số là người nghèo và cận nghèo, thì đến năm 2016, con số này giảm xuống dưới 30%. Khoảng 60% dân số đáp ứng được mức sống cơ bản, và tầng lớp trung lưu trở lên chiếm 10%.

3. Tích cực đổi mới công nghệ và các đầu vào sản xuất: Tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam cho sáng tạo phát triển R&D và đào tạo lao động ở mức khá cao, nhưng đầu tư cho bản quyền công nghệ thì lại thấp. So sánh trong khu vực, đầu tư đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn Philipines nhưng cao hơn Malaysia, Thái Lan, Lào và Campuchia.

4. Xu hướng xuất khẩu lao động gián tiếp cao: Giai đoạn 1990, có khoảng 5 triệu lao động Việt Nam xuất khẩu trực tiếp (sang nước ngoài làm việc), trong khi lượng lao động gián tiếp (làm việc cho doanh nghiệp FDI) chỉ bằng khoảng 1/5.

Năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO, mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư nhiều hơn, thì lượng xuất khẩu lao động gián tiếp tăng vọt. Đến năm 2010, xuất khẩu lao động gián tiếp của Việt Nam chính thực vượt xuất khẩu lao động trực tiếp.

5. Hệ thống giáo dục tốt và trình độ học sinh cao: Theo nghiên cứu thực hiện tại một số tỉnh Trung Quốc và Việt Nam, học sinh ở Việt Nam đang phát triển các loại kỹ năng nền tảng: đọc, toán và khoa học và tham gia thay đổi thành công môi trường kinh tế. Các kết quả của Việt Nam cao hơn so với kỳ vọng nếu xét về mức thu nhập bình quân đầu người. Thật vậy, theo cuộc khảo sát, điểm số ở Việt Nam vượt qua mức trung bình của OECD, so sánh trong khối ASEAN-6, học sinh Việt Nam cũng được đánh giá cao nhất.

6. Bất bình đẳng giảm chủ yếu nhờ trợ cấp bằng hiện vật: Hệ số GINI của Việt Nam được cải thiện chủ yếu nhờ hình thức trợ cấp bằng hiện vật. Phần nhỏ phụ thuộc vào thuế trực tiếp và ủng hộ trực tiếp của người giàu cho người nghèo. Các loại thuế gián tiếp có tác động âm đến hệ số GINI.

7. Cơ cấu hình thức sở hữu doanh nghiệp tương đối đồng đều: Giai đoạn trước năm 2000, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước rất cao so với tư nhân và nước ngoài. Nhưng tỷ lệ này bắt đầu có xu hướng cải thiện từ năm 2005, đến những năm 2007-2008 thì gần như đồng đều, sau đó duy trì tương đối ổn định.

Tuy nhiên, World Bank cũng chỉ ra các mặt hạn chế của Việt Nam như: 

8. Tiếp cận công nghệ số không đồng đều: Ở Việt Nam, 75% hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu (thu nhập từ 15 USD/ngày, tức khoảng 340 nghìn VND trở lên) thường xuyên sử dụng Internet. Tầng lớp nghèo và rất nghèo hầu như không tiếp cận được với Internet. So với Indonesia, tỷ lệ tiếp cận Internet của Việt Nam ở tầng lớp giàu bằng khoảng 80% quốc gia có nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên ở Indonesia, ngay cả những người nghèo nhất trong xã hội, 25% vẫn được sử dụng mạng.

9. Số lượng và mật độ robot công nghiệp được sử dụng trong sản xuất thấp: Lượng người máy được sử dụng trong sản xuất của Việt Nam thuộc nhóm thấp trong khối ASEAN-6. Lượng và mật độ ở Việt Nam, Indonesia và Philipines thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan và Malaysia, và cực thấp nếu so với Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc.

10. Chênh lệch giàu nghèo cao ở thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc: Tỷ lệ nghèo cả nước khoảng 10%, nhưng chỉ có chưa tới 3% dân thành thị là người nghèo. Trong khi đó ở nông thôn, tỷ lệ nghèo lên tới 15%. Tương tự, có chưa tới 5% người Kinh và người Hoa là người nghèo, thì gần 45% cư dân ở vùng dân tộc thiểu số vẫn đang chống chọi với nghèo đói.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...