Xây dựng 2 cao tốc chiến lược Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa - Chơn Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đây là 2 tuyến đường chiến lược, có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, tạo động lực, không gian và mở ra sự phát triển mới cho Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Đông Nam Bộ và các địa phương...
cao tốc

Tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình có chiều dài dự kiến khoảng 88 km. Trong đó, đoạn tuyến qua tỉnh Ninh Bình dài 26 km, dự kiến giao tỉnh Ninh Bình làm cơ quan chủ quản đầu tư; đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Nam Định, Thái Bình dài 62 km, dự kiến giao tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án. 

Tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có chiều dài gần 129 km, thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Tây, dự kiến giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền.

Sáng 12/3, phát biểu tại cuộc họp với các bộ, cơ quan, địa phương về phương án dự kiến đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình và Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Thủ tướng cho biết đây là 2 tuyến đường chiến lược, mở ra sự phát triển mới cho 2 vùng, nhất là các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Bình Phước có rất nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng việc phát triển còn nhiều khó khăn, hạn chế do hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, đặc biệt thiếu đường cao tốc kết nối.

Thủ tướng cho biết sẽ xem xét bổ sung các dự án này vào danh mục các công trình, dự án chỉ đạo triển khai.

Về phương thức đầu tư, Thủ tướng đề nghị đầu tư theo hình thức đối tác công tư, kết hợp nguồn vốn Trung ương, địa phương và doanh nghiệp theo Luật Hợp tác công tư trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; "hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro".

Thủ tướng yêu cầu công tác chuẩn bị đầu tư phải tích cực, kỹ lưỡng, chất lượng hơn nữa. Các địa phương chuẩn bị sẵn sàng các mỏ nguyên vật liệu để giao cho chủ đầu tư, nhà thầu khi triển khai dự án theo các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Các nhà tư vấn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát vào tình hình thực tiễn, tất cả vì cái chung.

Về thiết kế, Thủ tướng yêu cầu các tuyến cao tốc phải có quy mô 4 làn hoàn chỉnh, tính toán lại tổng mức đầu tư, suất đầu tư cho phù hợp.

Theo Bộ Giao thông vận tải, tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình dự kiến đầu tư quy mô 4 làn xe, hoàn chỉnh bề rộng mặt đường 24,75m.

Dự kiến nguồn vốn huy động theo phương thức PPP, phối hợp nguồn vốn nhà nước và địa phương. Tuy nhiên phương án đầu tư toàn tuyến đồng bộ 4 làn đầy đủ 24,75km kinh phí rất lớn, dự án PPP không khả thi, thu hồi vốn của nhà đầu tư thời gian quá dài. Do đó Bộ Giao thông vận tải đề xuất phân kỳ đầu tư với quy mô giai đoạn 1 rộng 19m (dải dừng đỗ khẩn cấp không liên tục, đủ bề rộng mỗi làn xe và các điều kiện khai thác với tốc độ 100km/h) là phù hợp.

Đồng thời bộ cũng thống nhất việc tách đầu tư công đối với đoạn tuyến cao tốc thuộc tỉnh Ninh Bình (dài 26km) và là cơ quan chủ quản đầu tư; đoạn qua Nam Định - Thái Bình (dài 62km) đầu tư theo phương thức PPP, giao tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án. 

Về cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành (128,8km) tiếp tục thực hiện đầu tư theo phương thức PPP như đề xuất.

Tuy nhiên, cách đây không lâu, tỉnh Bình Phước đã "xin" ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 5.800 tỷ đồng cho dự án.

Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận cho do liên danh Vingroup và Techcombank chủ trì lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.

Xem thêm

Thêm ngân hàng Eximbank cam kết vốn cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Thêm ngân hàng Eximbank cam kết vốn cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán: EIB) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng cam kết bố trí nguồn vốn tín dụng đối với doanh nghiệp tham gia vào Dự án xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư (PPP)...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...